| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 24/08/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 24/08/2017

'Thừa thày, thiếu thợ' và chuyện định hướng cho con?

Chủ nhật vừa rồi, tôi về quê để dự bữa cơm liên hoan mừng hai đứa cháu thi đỗ đại học. Một cháu vào trường Đại học Y Hà nội, một cháu trúng tuyển Học viện Cảnh sát.

19-15-50_hoc_vien_trong_ngnh_cong_n
Ảnh minh họa: Zing

Bà con họ hàng làng xóm sang chia vui đông lắm. Mừng cho các anh chị, vì thế là con cái đã phần nào trưởng thành, anh chị có phần “nhẹ gánh” hơn, bớt được lo nghĩ. Mừng cho các cháu, vì điểm chuẩn 2 trường đều cao chót vót, nhưng các cháu như cá đã vượt “vũ môn” thành công, các cháu có cơ hội lớn để phấn đấu cho tương lai, cho hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Đấy là chuyện vui. Chợt nghĩ về chuyện định hướng ngành nghề cho các học sinh phổ thông. Chẳng hạn, Học viện An ninh nhân dân thì luôn dẫn đầu trong số những trường đại học có điểm chuẩn đầu vào và điều kiện phụ khắt khe nhất cả nước. Năm nay, Học viện An ninh có mức điểm chuẩn tăng vọt khi ngành ngôn ngữ Anh (D01) lên tới 30,5 – là mức điểm chuẩn cao nhất trong nhóm các trường đại học, thậm chí phải có điểm ưu tiên mới có thể đỗ được.

Đại học Phòng cháy, Chữa cháy cũng nằm trong nhóm trường an ninh, quân đội, điểm chuẩn của trường đại học Phòng cháy chữa cháy bỗng nhiên là chủ đề đáng được quan tâm nhất khi trường này có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển tăng gấp nhiều lần năm trước bởi lẽ đây là một trong số ít các trường thuộc nhóm trên xét tuyển khối A. Năm nay, đại học Phòng cháy, Chữa cháy có điểm chuẩn từ 27 – 30,25, trong đó cao nhất là 30,25 đối với nữ khu vực miền Bắc. Điều đáng nói là điểm dành cho các đối tượng này trong học 2015 - 2016 là 27,5, tức là tăng 2,75.

Câu chuyện xã hội đang “thừa thày, thiếu thợ”: tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân thì nhiều, nhưng hiệu quả đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp; các thợ tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực lại hết sức thiếu. Các gia đình đều mong mỏi và hướng cho con cái thi tuyển vào các trường đại học chứ không khuyến khích hay cổ vũ để vào những trường nghề.

Rồi đó là những trường thuộc khối quân đội, công an, tức là không phải nộp tiền khi theo học. Đáng lo hay đáng mừng? Khi mà tiêu chí để thi vào không chỉ còn là chuyên môn?

Trước ngưỡng cửa vào đời, nhiều cháu chắc sẽ phải hỏi: “Con thi trường gì hả mẹ?”. Với mỗi gia đình, và cả xã hội, chuyện định hướng là quan trọng, cho cả trẻ con lẫn người lớn...

Bình luận mới nhất