| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Hàng nghìn ha lúa mới sạ ngập úng, hư hại

Thứ Hai 17/01/2011 , 10:53 (GMT+7)

Mưa, rét đậm kéo dài hơn một tuần qua làm cho hàng ngàn người dân Thừa Thiên – Huế đứng ngồi không yên trước hàng trăm con gia súc chết rét, ruộng lúa ngập úng, hư hại.

* Gia súc chết rét tăng

Mưa, rét đậm kéo dài hơn một tuần qua làm cho hàng ngàn người dân Thừa Thiên – Huế đứng ngồi không yên trước hàng trăm con gia súc chết rét, ruộng lúa ngập úng, hư hại. Đã vào thời gian gieo sạ giống lúa ngắn ngày nhưng hàng ngàn hecta ruộng lúa vẫn đang ngập trong nước, không thể gieo sạ được.

Đến thời điểm này, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo tăng cường phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Các huyện cũng đã triển khai đến tận từng hộ dân, tuy nhiênngười dân huyện miền núi A Lưới  vẫn chưa bỏ được tập quán chăn thả trâu, bò, dê vào sâu trong rừng núi, chuồng trại tạm bợ.

Ông Hồ Văn Ngưm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện A Lưới cho biết, A Lưới là huyện miền núi, mùa lạnh nhiệt độ thường xuống thấp chênh lệch với vùng đồng bằng từ 3-4 độ, ban đêm có thể thấp hơn. Từ khi có trâu, bò chết rét huyện đã kịp thời chỉ đạo, tuy nhiên số lượng trâu bò chết vẫn không giảm mà tăng lên từng ngày. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 16/1, đã có 152 con trâu, bò, dê bị chết rét, trong đó có 36 con trâu, 98 con bò và 18 con dê. Các xã có trâu, bò chết nhiều đều nằm sâu trong rừng núi như; xã A Đớt, A Ngo, Đông Sơn, Bắc Sơn... Với thời tiết như hiện nay trâu, bò có thể tiếp tục chết nếu không được chăm sóc chu đáo, lo ngại nhất hiện nay toàn huyện đang còn trên 26.800 con trâu, bò, dê đang chăn thả.

Ông Hồ Xuân Trăng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, đây là lần đầu tiên A Lưới có số lượng trâu, bò chết rét lớn nhất. Những năm trước, về mùa rét ở địa phương vẫn có trâu bò chết nhưng số lượng chỉ dăm ba con.

Mưa, rét không chỉ gây thiệt hại về gia súc, mà đã tàn phá hàng trăm hecta lúa mới gieo sạ lâm vào cảnh ngập úng, hư hại từ 50-70%. Ông Hoàng Hữu Hè, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN tỉnh TT – Huế cho biết, đến nay toàn tỉnh đã đưa vào gieo sạ khoảng 10.000 ha lúa, do mưa rét kéo dài đã làm trên 2.000 ha lúa mới sạ bị ngập úng và hư hại, trong đó có khoảng 200 bị hư hại nặng phải gieo sạ lại. Thiệt hại nặng nhất là ở các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Vinh Hiền... (huyện Phú Lộc), lên gần 150 ha. Tiếp đó là một số vùng thấp trũng ở các xã thuộc huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền. Trước mắt, Sở đã chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế hướng dẫn người dân, các HTX kịp thời tháo úng để cứu những vựa lúa còn sống sót, số còn lại sẽ chuẩn bị cho gieo sạ giống lúa ngắn ngày. Ngoài ra, những diện tích chưa gieo sạ đang bị ngập úng, các địa phương phải tiếp tục tháo úng, căn cứ vào thời tiết để ủ giống tránh tỉnh trạng ủ nhưng không thể gieo sạ được. Sở cũng đã dự phòng trên 50 tấn lúa giống để hỗ trợ kịp thời khi người dân thiếu giống.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất