| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Trồng ngô và dưa chuột bao tử

Thứ Sáu 29/08/2008 , 08:00 (GMT+7)

“Thử nghiệm mô hình sản xuất ngô bao tử và dưa chuột bao tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế” đã thành công.

Lãnh đạo Sở KH-CN và Chi cục BVTV tỉnh kiểm tra mô hình trồng cây dưa chuột bao tử và cây ngô bao tử

Sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về ngô bao tử và dưa chuột bao tử, Thạc sĩ Đồng Sĩ Toàn và cộng sự Phòng Kinh tế thành phố Huế đã thành công “Thử nghiệm mô hình sản xuất ngô bao tử và dưa chuột bao tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế”.

Đề tài được thử nghiệm ở các chân đất thịt, thịt nặng, thịt nhẹ (Hương Long), đất thị pha cát, đất ruộng lúa (Phú Ốc, Hương Hồ), đất ruộng chuyển thành đất thịt (Thuỷ Thanh) và đất thịt nhẹ (Phú Mậu) trên mỗi điểm là 500m2. Đối với ngô bao tử giống đưa vào thử nghiệm là giống lai F1: LVN 23 và SG 22, mật độ 120.000 cây/ha ở 4 điểm thuộc 3 xã: Phú Ốc, Hương Hồ (Hương Trà), Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ) và Hương Long (thành phố Huế) vào các vụ thu đông, đông xuân, xuân chính vụ và hè thu. Đối với dưa chuột bao tử giống được đưa vào thử nghiệm là giống lai F1: MirinbeII và Marinda, mật độ 14.000 cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vang), Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ) và Hương Long (thành phố Huế) vào các vụ trên.

Ngô bao tử

Kết quả với từng loại giống: Ngô bao tử giống SG 22 đạt 2,4-2,72 tấn/ha, LVN 23 đạt 1,28- 1,84 tấn/ha, chưa kể cho 1,25 tấn thân lá và 0,2 tấn lá bi phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Dưa chuột bao tử giống MirabeII đạt 12-17 tấn/ha, Marinda đạt 10,0-17,2 tấn/ha. Nhìn chung tỷ lệ đậu bông, quả đạt cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ. Công nghệ sơ chế, bảo quản đơn giản, chỉ cần sản phẩm thu về ngâm qua dung dịch nước muối hoặc dấm pha tỷ lệ thích hợp trong thời gian 30 ngày vẫn giữ được hương vị, màu sắc, độ cứng dòn đặc trưng của sản phẩm. Sản phẩm đem ra thị trường thành phố Huế tiêu thụ được người tiêu dùng và khách du lịch chấp nhận về chất lượng và giá cả.

Một ưu điểm vượt trội của trồng ngô bao tử và dưa chuột bao tử là có thể trồng quanh năm đặc biệt là vụ đông muộn, giúp giải quyết được việc làm thường xuyên khi nông nhàn, đầu tư thấp nhưng cho thu nhập cao hơn gấp 3 lần so với cây lúa.

Từ kết quả thử nghiệm thành công, đề tài đã mở ra cho tỉnh Thừa Thiên- Huế một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân được mùa lớn, giá cao chưa từng thấy, nông dân vui phơi phới

Nông dân Phú Yên đang thu hoạch lúa đông xuân trong niềm vui lớn khi lúa vừa được mùa, giá lại cao chưa từng thấy.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.