| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Lũ chồng lên lũ

Thứ Ba 08/11/2011 , 09:50 (GMT+7)

Ngày 7/11, tại tỉnh TT- Huế tiếp tục có mưa lớn, hai thủy điện Hương Điền và Bình Điền vẫn duy trì lưu lượng xả lũ cộng với nước nguồn đổ về đã làm cho vùng hạ du ngập nặng.

Ngày 7/11, tại tỉnh TT- Huế tiếp tục có mưa lớn, hai thủy điện Hương Điền và Bình Điền vẫn duy trì lưu lượng xả lũ cộng với nước nguồn đổ về đã làm cho vùng hạ du ngập nặng. Mức nước trên các sông lớn của tỉnh này đang vượt mức báo động 3 và đang lên nhanh đã làm nhiều địa phương vùng trũng ngập sâu từ 0,5- 1,5m.

Tại huyện Quảng Điền, ông Hồ Quang Minh- Chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện có hơn 1.200 ngôi nhà bị ngập. Trong đó, nặng nhất là những địa phương nằm ven phá Tam Giang như Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thành, nhiều nơi ngập sâu từ 0,5-1m. Giao thông đi lại ở những địa phương này rất khó khăn, người dân phải di chuyển đồ đạc chạy lũ bằng thuyền. Các tuyến tỉnh lộ 4, 8 dẫn về các địa phương vũng trũng bị ngập sâu, duy chỉ có tỉnh lộ 11, từ An Lỗ đi Quảng Phú người dân có thể đi lại được. Mưa lũ cùng làm một người bị thương phải dùng thuyền đưa đi cấp cứu đó là trường hợp cụ bà Nguyễn Thị Thí (87 tuổi, thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền).

Có mặt tại xã Quảng Thành- địa phương có vùng rau an toàn lớn nhất tỉnh TT- Huế, trên gương mặt người dân bơ phờ vì trắng đêm chạy lũ, nay phải “méo mặt” vì bao nhiều vốn liếng đổ vào vựa rau lớn bị mất trắng.

Ông Đào Trọng Thành- Chủ tịch UBND xã Quảng Thành thông tin: “Toàn xã có hơn 600 hộ dân bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,3-0,5m, cá biệt ở thôn Thành Trung, nhiều nơi ngập từ 1m- 1,5m. Vựa rau 32 ha (trong đó vùng rau an toàn với 25 ha) xem như bị mất trắng.” Thẩn thờ nhìn vườn rau trắng xóa, ông Nguyễn Văn Tri (thôn Thành Trung, xã Quảng Thành) cho biết: “Trận lụt vừa rồi chưa khắc phục hết, đợt ni lũ to nhất trong năm. Vườn rau 1.200m2 của tui vừa đầu tư mấy chục triệu, mới xuống giống được non nửa tháng giờ bị ngập hết, mất trắng rồi.”. Để đối phó với mưa lũ có thể kéo dài trong vài ngày tới, xã quảng Thành đã chuẩn bị 5.000 gói mì tôm, 2 tấn gạo cùng cơ số dầu thắp sáng, chủ động di dời những hộ dân có nhà bị ngập nặng.

Mưa lũ không chỉ làm ngập các tuyến đường tỉnh lộ khiến nhiều địa phương bị cô lập, chia cắt mà còn gây nên tình trạng sạt lở nặng ở các lưu vực các con sông lớn của tỉnh TT- Huế. Tại thôn Long Hồ Thượng (Hương Hồ, huyện Hương Trà), hơn 40m chiều dài và 20m chiều ngang tính từ mép sông Hương vào địa bàn thôn đã bị sạt lở nặng, ảnh hưởng đến 100 hộ dân, trong đó có 6 hộ phải di dời khẩn cấp do sông “nuốt” nhà.

Hiện, UBND huyện Hương Trà đã huy động các lực lượng bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ gia cố 1.000 bao tải kết hợp với vật liệu tại chỗ để hàn gắn tạm thời một số điểm nguy hiểm, bảo vệ an toàn tính mạng của người dân. Ở khu vực phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh) cũng bị ngập sâu khoảng 0,5m. Sáng 7.11, do nước lũ lên nhanh, hàng trăm hộ dân ở khu vực này đang phải dùng thuyền để vận chuyển đồ đạc chạy lũ. Các khu vực nằm dọc Quốc lộ 1 A đi qua huyện Hương Trà, cả một vùng trắng xóa trong màu nước lũ. Mưa lớn đã làm cho các xã Hương Chữ, Hương Toàn bị ngập trong nước, có nhiều thôn như Liễu Hạ, Cổ Lão (xã Hương Toàn) nước cao mấp mé mái nhà, người dân phải đi lại bằng thuyền.

Tại huyện Phú Vang, do mưa lớn, nước nguồn liên tục đổ đã làm cho nhiều địa phương lớn của huyện này trắng xóa trong màu nước lũ. Thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong là địa phương nằm cuối hạ nguồn sông Hương, chỉ trong một buổi sáng đã bị lũ nhấn chìm. Hai khu vực A và B của thôn Thuận Hòa, nhiều nhà dân bị ngập sâu, người dân phải dùng thuyền vận chuyển người già và trẻ nhỏ di tản qua những vùng khác cao hơn do Quốc lộ 49 bị ngập nặng. Ông Nguyễn Văn Đáng, trưởng thôn Thuận Hòa cho hay, toàn thôn có 575 hộ dân thì có hơn 50% bị ngập trong nước lũ. Hôm qua, lũ vừa rút nhưng chỉ trong một đêm mưa lớn, sáng nay nước đã lên lại không trở tay kịp.”

Đang lúi húi dọn nhà, cho mấy đưa cháu lên ghe thuyền di tản, bà Đặng Thị Thiếu (thôn Thuận Hòa) nói qua tiếng mưa như xé: “Lụt năm nay khó lường quá. Mới hôm qua nước vừa rút, gia đình tui lục đục trở về nhà, nay phải dọn đồ đạc đi lại. Nước to quá nên chỉ biết lấy được gì thì lấy chứ không trở tay kịp luôn.”

Các địa phương của huyện Phong Điền như Phong Bình, Phong Hoà, Điền Hương đặc biệt là khu vực ven sông Bồ cũng bị ngập sâu. Riêng đoạn qua Quốc lộ 49B nhiều đoạn bị ngập sâu đến 1m. Mưa lũ cũng làm 20 ha hoa màu tập trung ở vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) bị hư hại; hàng trăm ha sắn của bà con nông dân các xã Phong Hòa, Phong Thu, Phong An bị ngập úng. 25 ha sắn (trong tổng số 1.100 ha) và gần 20 ha hoa màu của các địa phương như Hồng Bắc, Hồng Kim, Hương Long (huyện A Lưới) bị ngập sâu và hư hại.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TT- Huế cùng các lực lượng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an và các địa phương đang chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, để ứng cứu khi có tình hướng xấu xảy ra.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm