| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Lúa chất kho, lo nảy mầm

Thứ Tư 25/08/2010 , 09:45 (GMT+7)

Đến sáng ngày 24/8, mưa đã giảm nhưng nỗ lực cứu lúa của hàng nghìn hộ dân các huyện vốn là “vựa lúa” của tỉnh như: Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền…vẫn đang tiếp diễn.

Đến sáng ngày 24/8, mưa đã giảm nhưng nỗ lực cứu lúa của hàng nghìn hộ dân các huyện vốn là “vựa lúa” của tỉnh như: Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền…vẫn đang tiếp diễn.

Có mặt ở tuyến tỉnh lộ qua xã Hương Vinh (huyện Hương Trà), hình ảnh dễ thấy nhất là những cánh đồng vẫn còn ngập sâu trong làn nước đục ngầu và những những gương mặt người nông dân bơ phờ sau 1 đêm thức trắng để cứu lúa. Từ hai bên tuyến đường, trong nhà, ngoài ngõ, người dân đang tận dụng tối đa mọi không gian có thể để dùng quạt điện, đèn cao áp sấy lúa. Hiện tại, toàn xã Hương Vinh vẫn còn 130 mẫu lúa bị ngập sâu trong nước.

Với gương mặt sạm đen, ông Nguyễn Tuy- một nông dân ở đội 7, xã Hương Vinh nói như mếu: “Nước lên nhanh qua không kịp trở tay. Nhà tôi có 1,5 mẫu lúa, từ 2 hôm nay huy động anh em họ hàng và thuê người gặt nhưng cũng chỉ “vớt” được hơn 1,2 mẫu, số còn lại đành ngồi nhìn nước lụt ngâm bê bết, không cứu được hạt mô”. Làm ra hạt lúa vốn đã đổ mô hôi, sôi nước mắt, đến khi gặp lụt càng thê thảm hơn. Cố gắng không để lúa ngâm lâu trong nước sợ nảy mầm, gia đình ông Tuy đã phải thuê thợ gặt với giá 100.000 đồng/công, lo cơm ngày 3 bữa. Đã thế, hầu hết người dân đều rơi vào hoàn cảnh tương tự nhau nên dù bỏ tiền thuê thợ gặt cũng chẳng ra.

Ông Tuy nhẩm tính, với 3 sào lúa ngập nước sâu còn lại không gặt được, gia đình ông mất ít nhất là 8 tạ thóc với giá lúa hiện nay 4,5 nghìn đồng/kg, ông mất 3.600.000 đồng. Nhưng nếu thuê nhân công gặt số lúa trên thì cũng không còn lại được mấy đồng, nên đành làm giá cho…lợn ăn. Thê thảm hơn, những gia đình không có nhân công thì đành ngồi bó gối chờ nước rút. Gia đình ông Trần Văn Hùng (đội 10, xã Hương Vinh) có 2 mẫu lúa mới thu hoạch được 1 mẫu, còn lại đành “ngâm bùn”. Ông Hùng huy động hết số quạt điện trong nhà sấy lúa. Cầm nhánh lúa nảy mầm trên tay, ông Hùng than: “Phải tập trung cứu một mẫu ni cái đã, quạt thổi suốt ngày đêm. Mấy ngày ni cầu trời đừng cúp điện chứ cúp thì xem như trắng tay, lúa lên mộng hết”. Lúa ngập sâu cũng làm nhiều chủ máy gặt điêu đứng.

Tại huyện Quảng Điền còn 682,3 ha lúa bị ngập sâu, nguy cơ mất trắng rất cao. Mưa lớn đã làm 150 ha sắn thiệt hại trên 20%, 250 ha rau các loại thiệt hại gần 50%. Ngoài ra, mưa lớn làm nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quảng Điền gần như mất trắng. Các xã bị thiệt hai nặng nề như Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành…Ở các huyện khác như Phong Điền, Phú Lộc hàng nghìn hộ nuôi trồng thuỷ sản cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo Sở NN- PTNT TT- Huế, đến nay các địa phương mới thu hoạch được khoảng 10.000/25.000 ha lúa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm