| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên Huế: Thêm một cá thể rùa quý hiếm được thả về môi trường biển

Thứ Tư 24/04/2019 , 19:08 (GMT+7)

Được biết, cá thể rùa này nằm trong danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển… cần được bảo vệ.

Lực lượng chức năng thả cá thể rùa quý về biển

Chiều 24/4, lực lượng bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) phối hợp với chính quyền địa phương và ngư dân Trần Văn Dương (trú tại thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) đã thả một cá thể rùa biển quý hiếm nặng 33kg về môi trường tự nhiên.

Trước đó, Thiếu tá Văn Lê Lâm Đức, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây cho biết , vào ngày 23-4, ngư dân Trần Văn Dương (SN 1987), trú tại Cảnh Dương - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế đang bủa lưới tại khu vực bãi Xép (khu vực biển Chân Mây) thì phát hiện một cá thể Vích nặng 33kg mắc lưới. Thấy vậy anh Dương đưa cá thể Vích vào bờ, và thông báo cho Đồn Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây và chính quyền địa phương. Sau đó, ngư dân Trần Văn Dương đã bàn giao con rùa biển này cho lực lượng chức năng để tiến hành thả về với môi trường tự nhiên.

Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp cùng với chính quyền địa phương và ngư dân Trần Văn Dương đã tiến hành thả cá thể rùa biển (Vích) về môi trường biển .

Trước đó, chiều ngày 21/4, ông Nguyễn Thành (52 TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khi đánh bắt thủy hải sản trên đầm Lăng Cô đã phát hiện thêm 1 cá thể rùa biển quý hiếm trên đầm Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô. Ngay sau đó, ông Thành đã báo và bàn giao cá thể rùa biển cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Thống kê kể từ đầu năm đến nay, ít nhất 5 cá thể rùa biển quý hiếm thuộc họ Vích mắc lưới ngư dân trên vùng biển được ngư dân trao cho các cơ quan chức năng để thả về với môi trường tự nhiên... Được biết, do đang bước vào mùa rùa biển đẻ trứng nên rùa thường dạt vào bờ biển tìm bãi đẻ, sau đó vì sức khỏe yếu nên đã bị mắc cạn, mắc lưới ngư dân hoặc bị mắc kẹt trong bãi đá.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm