| Hotline: 0983.970.780

Thuận Sơn vực dậy nghề truyền thống

Thứ Ba 12/11/2013 , 10:12 (GMT+7)

Để vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã đầu tư cho HTX Nông nghiệp Thuận Sơn và Cty TNHH Sản xuất & dịch vụ An Lương thực hiện liên minh trồng dâu nuôi tằm, thời hạn 2 năm.

Xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An có nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm. Theo Chủ nhiệm HTX Thuận Sơn Phan Bá Bình, vì nhiều lý do, đặc biệt từ khi Cty Dâu tằm tơ Nghệ An bị xóa sổ (cách đây khoảng 10 năm) thì nghề này ngày càng bị mai một.

Để vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã đầu tư cho HTX Nông nghiệp Thuận Sơn và Cty TNHH Sản xuất & dịch vụ An Lương thực hiện liên minh trồng dâu nuôi tằm, thời hạn 2 năm.

Khó khăn ở đây là trước khi triển khai liên minh, cơ sở vật chất nuôi tằm theo đúng kỹ thuật truyền thống bị thiếu trầm trọng. Điều kiện kinh tế của các hộ nông dân cũng rất khó khăn. Một số nhà vẫn nuôi nhưng sản phẩm làm ra, tức kén tằm có nhiều biến động gây tâm lý hoang mang.

Việc mua bán kén thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp. Ngoài những khó khăn khách quan và chủ quan, ở đây còn có một thực tế nữa là trước khi tổ chức liên minh một số bà con nông dân chưa nhận thức được một cách sâu sắc rằng mục đích quan trọng của liên minh này nhằm duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm theo quy trình công nghệ tiên tiến, từng bước ổn định mua bán vật tư và sản phẩm nên họ chưa thật sự tin vào hiệu quả của dự án.


Thu hoạch dâu tằm cao sản

Những điều đó đã tác động không nhỏ đến việc vận động nông dân trồng dâu nuôi tằm. Nhiều người không tin liên minh có thể thành công. Thế nhưng đối tác liên minh là Cty TNHH SX & DV An Lương đã quyết tâm vượt qua thử thách. Nhờ đó mà liên minh trồng dâu nuôi tằm ở Thuận Sơn vẫn được thành lập theo đúng thời gian qui định của BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An.

Sau khi ký hợp đồng liên minh, Cty TNHH SX & DV An Lương đã tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh Đăk Lăk, Quảng Nam. Tiếp đến là triển khai vốn bố trí cho 338 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm.

Về giống dâu, Cty chọn cung ứng giống Sa nhị luân, còn giống trứng là giống tằm Lưỡng hệ (12.000 vòng). Bằng cách đó nông dân Thuận Sơn bắt đầu trồng dâu từ tháng 1/2012 đến 9/2013. Từ năm 2011 đến tháng 8/2013 HTX Thuận Sơn trồng được 57 ha dâu. Năm 2012 chăm bón, chăn nuôi được 4 lứa tằm, năng suất bình quân đạt 15 kg kén loại tốt/1 vòng trứng.

Tổng lượng kén thu được 180.000 kg. Tổng doanh thu từ bán kén 15,3 tỷ đồng. Lợi nhuận bình quân của nông dân tính trên diện tích 1 ha/ năm là 56,579 triệu đồng.

Mặc dù thu được những kết quả như vậy nhưng liên mình này vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm, đó là một số nông dân chưa mặn mà lắm với nghề trồng dâu nuôi tằm, cùng với đó còn có một số CBCNV của Cty TNHH SX & DV An Lương có lúc có nơi còn lơ là dẫn đến việc liên minh thực sự đi vào hoạt động có hiệu quả chậm so với kế hoạch.

Khả năng tài chính hạn chế nên việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị dùng cho chế biến sản phẩm kén của nông dân thành sợi tơ để kìm giữ giá, không bị thị trường thao túng cũng không thực hiện được.

Chưa nói những nhược điểm do thời tiết trong quá trình trồng dâu nuôi tằm. Năm 2012 hạn hán kéo dài sau đó lại mưa lớn, còn năm 2013 thì mưa bão, lũ sông Lam dâng cao. Những yếu tố khách quan của thời tiết đã tác động không nhỏ đến việc chuẩn bị cây giống, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến vườn dâu mới sinh trưởng. Vì thế nên việc đánh giá liên minh trồng dâu nuôi tằm ở HTX Thuận Sơn cần phải hết sức khách quan.

Để phát triển được nghề trồng dâu nuôi tằm ở Thuận Sơn, tức để khôi phục được một nghề truyền thống đã và đang bị mai một, đề nghị tỉnh và ngành NN-PTNT Nghệ An đưa ra được cơ chế đặc thù vận động nông dân vực dậy, duy trì được một nghề truyền thống.

Ông Phan Bá Bình khẳng định liên minh ngừng hoạt động nhưng Thuận Sơn vẫn có kế hoạch duy trì và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trong năm 2014 và các năm tiếp theo và đã có kế hoạch triển khai các giải pháp về giống, thị trường tiêu thụ để củng cố đưa nghề truyền thống phát triển ổn định, bền vững.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm