| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy chăn nuôi phát triển

Thứ Năm 09/11/2017 , 10:05 (GMT+7)

Với chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học mới để nông dân áp dụng vào SX, Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã xây dựng thành công nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con nông dân nhân ra diện rộng...

Một lần đến thăm mô hình chăn nuôi dê ở xã Thọ Hợp, sau khi đi kiểm tra hết các hộ dân đang thực hiện, ông Phan Thanh Tâm, Trưởng Trạm KN Quỳ Hợp bảo với chúng tôi: "Lợi thế của dân miền núi là cây cỏ thức ăn rất dồi dào, bởi vậy rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên với phương thức chăn nuôi theo tập quán cũ là chăn thả tự do thì đàn dê thường bị bệnh nhiều, số con sống sót trong đàn tăng trọng chậm, vì vậy hiệu quả kinh tế không cao.

14-16-22_tu_mo_hinh_de_bn_du_rt_it_den_ny_nong_dn_x_tho_hop_quy_hop_d_nhn_rong_len_den_hng_ngin_con
Từ mô hình dê ban đầu rất ít, đến nay nông dân xã Thọ Hợp, Quỳ Hợp đã nhân rộng lên đến hàng nghìn con

Trước tình hình đó, Trạm KN đã mở các đợt tập huấn tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi, nhưng nông dân ở đây thường bảo, ta nghe các bộ nói thì rất hay, nhưng mà nghe ở tai bên này thì nó lại chạy ra ở tai bên kia, về nhà rồi không còn nhớ cái gì nữa cả. Bởi vậy muốn nông dân miền núi tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật thì chỉ có cách là xây dựng mô hình".

Ví như mô hình chăn nuôi dê ở xã Thọ Hợp. Khi được cấp 30 con dê giống và thức ăn cho 4 hộ tham gia mô hình rồi, cán bộ khuyến nông phải ở với dân để hướng dẫn họ làm chuồng, cách vệ sinh khử trùng chuồng trại, cân đong liều lượng thức ăn. Đặc biệt là phương pháp theo dõi sức khỏe cho cả đàn dê, để sớm phát hiện các triệu chứng lạ của từng cá thể. Làm tốt điều này là để có cách phòng trị bệnh hiệu quả cho dê.

Cái hay của mô hình là không những cầm tay chỉ việc cho các hộ gia đình trực tiếp tham gia, mà dân bản xung quanh mỗi lần thấy cán bộ khuyến nông đến là họ cùng rủ nhau đến xem cán bộ nói và làm.

Từ những cách làm này, đàn dê mô hình ở Thọ Hợp phát triển đều, tăng trọng nhanh, hiệu quả kinh tế cao hơn hai đến ba lần so với phương thức chăn nuôi dê theo tập quán cũ.

Cũng từ mô hình đó, các hộ dân đã học hỏi, bày vẽ cho nhau rồi nhân rộng mô hình. Đến nay Thọ Hợp là đơn vị điển hình của huyện về mô hình phát triển đàn dê hàng hóa lên đến hàng nghìn con.

14-16-22_le_khi_ging_lop_hoc_nghe_chn_nuoi_bo_ti_x_chu_thnh_quy_hop
Lễ khai giảng lớp học nghề chăn nuôi bò tại xã Châu Thành

Ngoài Thọ Hợp, đến nay dân xã Hạ Sơn, Đồng Hợp... cũng đã phát triển đàn dê lên tới mỗi xã hơn 2.000 con, có nhiều hộ dân ở Đồng Ban, Đồng Chiềng, Đồng Cạn, Đồng Hưng (xã Đồng Hợp) đã nuôi từ 70 - 100 con/hộ.

“Dân miền núi nuôi dê không hề sử dụng thức ăn tăng trọng, buổi sáng sương đêm còn ẩm ướt nhiều, đàn dê nên nhốt chuồng cho ăn cây lá và bổ sung ngô, cám. Còn buổi chiều khi nắng ráo thì chăn thả, để đàn dê tự do leo trèo chọn lựa thức ăn. Nuôi dê để phát triển kinh tế rất ổn định, chưa bao giờ bị tư thương ép giá, bởi thịt dê là nguồn thực phẩm sạch, chất bổ dưỡng cao và thị trường người tiêu dùng thì ở đâu người ta cũng rất cần”, ông Tâm cho biết.

Để phát huy tiềm năng lợi thế chăn nuôi, đồng thời giúp dân xóa bỏ phong tục tập quán cũ, thời gian qua, ngoài mô hình dê đã được nông dân học tập nhân ra diện rộng, Trạm KN Quỳ Hợp còn tổ chức thực hiện thành công hàng loạt mô hình chăn nuôi khác như nuôi bò vàng bản địa ở xã Bắc Sơn, Nam Sơn; nuôi gà cỏ, lợn nít bản địa, vịt bầu ở xã Châu Thái, Châu Lý, Châu Cường…

Về tập huấn khuyến nông, từ đầu năm tới nay Trạm KN Quỳ Hợp đã mở được 71 lớp học chuyển gia tiến bộ khoa học trong sản xuất, chăn nuôi (mỗi lớp học có 70 học viên là bà con nông tham dự). Trong đó 50 lớp tập huấn theo chương trình của Trung tâm KN tỉnh và 21 lớp học theo chương trình và nguồn kinh phí của huyện cấp.

Và mới đây, ngày 23/10/2017 tại xã vùng cao Châu Thành, Trạm KN Quỳ Hợp đã tổ chức khai giảng lớp học dạy nghề chăn nuôi bò cho nông dân. Đây là xã đặc biệt khó khăn, nhưng có tổng đàn bò rất lớn. Bởi vậy khi biết có lớp học này thì bà con nông dân ai cũng vô cùng phấn khởi.

"Chúng tôi rất phấn khởi vì lớp dạy nghề chăn nuôi bò được mở tại xã. Từ lớp học này, các học viên sẽ đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào chăn nuôi cho gia đình và làm nhiệm vụ là những giảng viên dạy cho nông dân trong vùng, trong xã cùng nhau xóa bỏ tập tục chăn nuôi lạc hậu... Học tốt và làm tốt những điều cán bộ khuyến nông dạy là kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã cùng phát triển đi lên”, ông Lăng Thế Mỹ, Phó Chủ tịch xã Châu Thành phát biểu trong buổi khai giảng lớp học.

 

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.