| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy hợp tác thương mại với châu Phi

Thứ Năm 26/06/2014 , 09:43 (GMT+7)

Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 4,29 tỷ USD (tăng 22,4% so năm 2012). 

Sáng 25/6, tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khai mạc “Diễn đàn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng châu Phi và các nước ASEAN trong khối Pháp ngữ” nhằm giải quyết những tồn đọng, khó khăn của DN trong việc giao thương.

Tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo các ngân hàng và DN cùng xem xét hiện trạng thương mại của các nước Trung Phi và Tây Phi nói tiếng Pháp với các nước ASEAN. Cùng xác định các yếu tố cản trở thương mại và đầu tư giữa các khu vực này để tìm cách khắc phục…

Hiện nay Việt Nam có trên 500.000 DN vừa và nhỏ (chiếm 97,5% DN đang hoạt động) với tổng số vốn đăng ký 121 tỷ USD. Theo đánh giá, các DN đông về số lượng nhưng yếu về năng lực và tài chính, phạm vi hoạt động hẹp.

Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 4,29 tỷ USD (tăng 22,4% so năm 2012). Xuất khẩu đạt 2,88 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch XK cả nước. Tuy nhiên, con số này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển vốn có, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các quốc gia cũng như của các ngân hàng, DN.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam sang châu Phi và ngược lại đều tăng ở mức 30- 40%/năm. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất hiện nay đối với phát triển thương mại Việt Nam - châu Phi là khâu thanh toán. Các ngân hàng châu Phi chưa tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại, nên khi thực hiện thanh toán như hiện nay sẽ dễ gặp rủi ro.

Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch trên 155 tỷ USD, tăng bình quân gần 20%/năm trong suốt 20 năm qua. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đạt 192 tỷ USD với hơn 12.000 dự án.

Nếu thông qua các ngân hàng quốc tế thì chi phí cao. Trong nước thì các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng chưa mặn mà trong việc cung cấp vốn tín dụng cho các DN. Chính sách tín dụng của các NHTM còn xem nhẹ, thậm chí có nơi có lúc “bỏ trống” các đối tượng DN mới khởi nghiệp, DN công nghiệp phụ trợ… dẫn tới nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 Bên cạnh đó, chi phí vận tải lớn, sự thiếu hụt thông tin và nỗ lực của các tổ chức xúc tiến thương mại giữa hai bên còn hạn chế đã ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại giữa hai khu vực.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng cần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và chính phủ các nước châu Phi. Ủy ban liên Chính phủ cũng cần phải mở rộng hoạt động tại các nước châu Phi.

Ông Sylvere Bankimbaga, Phó Chủ tịch CLB các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi cho biết, sáng kiến hợp tác thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam - châu Phi đã được xúc tiến từ 3 năm qua. Mới đây, việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập đoàn Viettel tại Cộng hòa Burundi là điển hình.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động hợp tác phát triển với các nước châu Phi nói chung và các nước châu Phi nói tiếng Pháp nói riêng. Việt Nam cũng tạo môi trường thuận lợi cho các DN hai khối, khuyến khích các ngân hàng đi tới ký kết các thỏa thuận hợp tác để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm