| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Thứ Sáu 09/08/2019 , 13:05 (GMT+7)

TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) đang tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, (OCOP) nhằm cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị. 

Trong giai đoạn 2019- 2020, TP Sóc Trăng đã phê duyệt 4 sản phẩm OCOP, là sữa bò tươi Ba Xuyên, bún khô Lệ Châu, bánh phồng tôm Nguyên Trân và kẹo gạo lức Nguyên Phát.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh và TP Sóc Trăng cùng các ngành chức năng đã kiểm tra 2 sản phẩm OCOP đặc trưng của Công ty TNHH Sản xuất- Thương mại bánh kẹo Ba Xuyên, tại số 56, đường Đoàn Thị Điểm, phường 3 và cơ sở Lò bún Lệ Châu tại đường Vành Đai, phường 5 để có hướng hỗ trợ tiếp theo.

18-50-08_thm_qun_quy_trinh_sn_xut_ti_lo_bun_le_chu
Cơ sở Lò bún Lệ Châu.

Công ty Ba Xuyên được thành lập năm 2015, chuyên sản xuất bánh, kẹo, sữa tươi … từ nguyên liệu chính là sữa bò tươi thu mua của các hộ chăn nuôi trong tỉnh Sóc Trăng, bình quân mỗi tháng công ty chế biến hơn 10 tấn sữa, sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, có thương hiệu độc quyền. Khó khăn của công ty là thiếu vốn đầu tư máy móc, công nghệ để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng để sản phẩm đi xa hơn.

Bà Trương Thị Lệ, chủ Lò bún Lệ Châu cho biết, sản xuất bún tươi là nghề truyền thống của gia đình bà, năm 2017 bà đầu tư gần 6 tỷ đồng mua dây chuyền sản xuất bún khô, con nui, bánh tráng…. Mỗi năm cơ sở sản xuất trên 72 tấn sản phẩm, hiện bún khô Lệ Châu đạt tiêu chí 2 sao, được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, phân phối trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh bạn. Cơ sở mong muốn chương trình khuyến công hỗ trợ kinh phí để cơ sở đầu tư dây chuyền sản xuất hủ tiếu khô.

Thực hiện Chương trình OCOP, năm 2019, 2 sản phẩm đặc trưng trên đã được các sở, ngành liên quan vận dụng các chính sách hỗ trợ trang thiết bị từ nguồn vốn khuyến công. Đồng thời, từng bước hỗ trợ các thủ tục để DN đưa sản phẩm vào danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh, đúng như kỳ vọng.

Ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng yêu cầu DN muốn tham gia chương trình OCOP thì phải làm dự án đầu tư, phối hợp với các ban ngành của tỉnh để đưa sản phẩm đạt chuẩn vào lộ trình đầu tư, dần trở thành sản phẩm thương hiệu Quốc gia.

Để thực hiện thành công chương trình OCOP, tới đây TP Sóc Trăng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt 3 sao cấp thành phố, tăng cường quảng bá, xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm phù hợp với quy hoạch, chủ trương của tỉnh, thành phố và yêu cầu chung của chương trình.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm