| Hotline: 0983.970.780

Thực hư chuyện hổ “sổng chuồng”

Chủ Nhật 14/08/2011 , 08:15 (GMT+7)

Những ngày gần đây, tại xã Quảng Đông (Quảng Trạch-Quảng Bình) rộ lên tin đồn một con hổ rơi từ xe ô tô xuống đi vào khu dân cư

 

                 Những ngày gần đây, tại xã Quảng Đông (Quảng Trạch-Quảng Bình)  rộ lên tin đồn một con hổ rơi từ xe ô tô xuống đã đi vào khu dân cư và sau đó vào vùng rừng ở khu vực đèo Ngang...

Theo ông Võ Văn Đạt- Chủ tịch UBND xã Quảng Đông: “Sáng ngày 4/8, ông Lê Thanh Minh (ở thôn 19/5) gọi điện báo cho ông có một con hổ hay sư tử rơi trên xe xuống đường bị thương đã đi qua khu dân cư và lên núi Hoành Sơn. Sau đó, tôi đã gọi điện thoại báo thông tin này cho Hạt Kiểm lâm huyện”.

Sáng 12/8, chúng tôi gặp ông Đặng Ngọc Yên (ở thôn Đông Hưng, xã Quảng Đông) người phát hiện ra dấu vết lạ. Ông Yên kể lại rằng đêm rạng ngày 4/8 cũng không nghe thấy hiện tượng gì đặc biệt. Sáng, ông Yên dậy sớm, đi ra sân thì thấy vết máu còn tươi. Khi ông dùng tay quệt thử thì vết máu này chưa đông đặc. Theo lời kể của ông Yên thì vị trí mà ông cho là một con thú lớn rơi xuống đường ngay phía bên phải đường QL 1A (theo hướng bắc- nam), cách nhà ông khoảng 50m. Từ điểm đó, vết máu kéo dài đên trước nhà ông. Sát đường, gia đình có đổ một ít đất sét pha cát nên còn in dấu chân của con thú và vết máu.

Sau đó, con thú này đi chéo qua trước phần đất gia đình, đến mấy chậu cây cảnh rồi đi sát hồi nhà ra phía sau hướng lên núi và mất hút dấu vết trên đó. “Có khả năng con thú này đã bị thương hai chân sau vì vết máu vương trên đường đi theo hình vòng cung kiểu như chân bị thương đi cà lết”- ông Yên nhận định. Khi được hỏi căn cứ vào đâu để khẳng định đó là dấu chân hổ, ông Yên cũng cho rằng mọi người nói như thế chứ thực ra bản thân ông cũng chưa thấy con hổ thật bao giờ.

Ngay sáng 4/8, sau khi nghe tin ông Yên báo, nhiều người dân trong thôn Đông Hưng và thôn 19/5 đã tập trung lần theo dấu vết máu để lại kìm kiếm xem đó là con vật gì.  Đoàn tìm kiếm khoảng 15 người có mang dao, rựa và 2 con chó. Anh Lê Thanh Minh (người đã gọi điện thoại báo cho ông Vũ Văn Đạt- Chủ tịch xã biết vụ việc) cho hay khi nghe ông Yên báo tin có chuyện lạ nên đã đến xem và cũng tổ chức mọi người tìm kiếm (ảnh) giúp người dân bớt hoang mang.

Từ nhà ông Yên ra đến chân núi Hoành Sơn gần 1 km, sau đó đấu vết đi ngược lên núi, đến lưng chứng núi thì đi ngang hướng ra phía Hà Tĩnh. Hai con chó săn có ngửi vết máu và chạy theo người. “Đến đoạn con suối cạn chạy từ trên đình núi xuống thì vết thú đi ngược lên, vòng sang bên khe cạn và mất hút trong vùng cây leo, bụi rậm. Đến đó, mọi người quay lui, không tìm kiếm thêm nữa. Khi con thú đi qua một cây thông gãy, có cà thân vào và để lại mấy sộ lông màu trắng bạc, dài độ 5cm...”- anh Minh kể. Khi chúng tôi hỏi có ai lấy những sợi lông đó về không thì anh Minh cho rằng thấy thế thôi chứ chắc là không có ai lấy về...Anh Minh khẳng định với chúng tôi: “Chắc chắn đó là dấu vết của mọt con hổ hay sư tử gì đó”. Chúng tôi hỏi vì sau lại nhận định như vậy thì anh Minh cho hay anh cũng rành các loại thú này vì dấu chân nó giống dấu chân mèo.

Tại nhà ông Yên, mọi người có đưa ra một viên ngói blô, trên đó có in lờ mờ một dấu chân. Ông Yên và mấy người xóm giềng cho biết đó là dấu chân con vật để lại. Sở dĩ còn nhìn thấy vì dấu chân toàn máu in lên viên gạch. Theo quan sát của PV, dấu chân để lại có kích cỡ dài khoảng 8 cm, rộng khoảng 6 cm, có 3 vết mờ của ngón chân (hay móng vưốt chân) phía trước, giữa lòng bàn chân nổi vì in đậm trên viên gạch.

Cả ông Yên, anh Minh và lãnh đạo xã Quảng Đông đều cho rằng chỉ có người dân tổ chức tìm kiếm thú trong ngày 4/8, nhưng không thấy gì. Sau đó không có ai đi tìm nữa và cũng không có người lạ ngoài địa phương đến tìm kiếm. Tuy nhiên, cũng sau đó, người dân trong vùng không ai vào rừng vì sợ. Những gia đình có diện tích rừng thông trên núi cũng dừng chuyện khai thác vì lo ngại có hổ sổng chuồng thật.

Trước tình hình trên, trong ngày 12/8, lực lượng kiểm lâm huyện Quảng Trạch có trang bị súng quân dụng, phối hợp cùng lực lượng dân quân địa phương và cán bộ Đồn Biên phòng Roòn tổ chức tìm kiếm ở khu vực núi Hoành Sơn. Theo ông Đoàn Văn Ngãi, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Quảng Trạch: “Trong đoàn tìm kiếm có sự tham gia của anh Trịnh Minh Quý (cháu ông Đặng Ngọc Yên đã tham gia tìm kiếm thú lạ vào sáng 4/8 trước đó). Lực lượng liên ngành đã tiến hành kiểm tra tìm dấu vết lạ trên vùng núi rộng ở khu vực Hoành Sơn, nơi được cho là thú đang sổng ở đó. Tuy nhiên, không tìm thấy một dấu vết gì khác...”.

Sáng 14/8, ông Võ Văn Đạt- Chủ tịch xã xác nhận: “Từ hôm 4/8 đến nay, chưa thấy người dân trình báo mất vật nuôi như heo, bò, lợn, gà gì cả. Và thực tế chỉ có những dấu vết như dấu chân, vết máu mà người dân cho là của thú lạ thì chưa có thêm dấu hiệu nào cho thấy có sự tồn tại của con thú này...”.

 

                                      

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm