| Hotline: 0983.970.780

Thực hư quanh chuyện phát hiện mộ Tào Tháo

Thứ Tư 06/01/2010 , 10:48 (GMT+7)

Những ngày cuối năm 2009, giới sử học và người dân Trung Quốc xôn xao trước thông tin khai quật mộ thật của Tào Tháo. Tuy nhiên, mộ thật hay mộ giả vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Những ngày cuối năm 2009, giới sử học và người dân Trung Quốc xôn xao trước thông tin khai quật mộ thật của Tào Tháo. Tuy nhiên, mộ thật hay mộ giả vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

 

Gian hùng hay chính nhân quân tử?

Tranh vẽ chân dung Tào Tháo

Tào Tháo, tự Mạnh Đức (155 - 220) là Thừa tướng cuối cùng của triều đại Đông Hán trước khi thành lập chính quyền Tào Ngụy trong thời kỳ Tam quốc tại Trung Quốc. Ông qua đời tại Lạc Dương, Kinh đô của nhà Đông Hán. Sau khi truất ngôi vua Hán Hiến Đế, con của Tào Tháo là Tào Phi truy tôn cha là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. 

“Vua của các vua”

Trong tâm trí của người dân Trung Quốc và một vài nước châu Á, hình tượng Tào Tháo luôn gắn liền với hai chữ “Gian hùng”. Điều này ít nhiều bắt nguồn từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung. Trong tiểu thuyết, Tào Tháo được mô tả có hình dáng "cao 7 thước", "mắt nhỏ râu dài", có những cá tính khá nổi bật: gian xảo, đa nghi, tàn bạo nhưng cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều sử gia Trung Quốc, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm. Lúc sinh thời, Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là "vua của các vua".

Hoàn cảnh chính trị đương thời khiến những hành động như bức hiếp vua Hiến Đế, xử tử những người chống lại: Đổng Thừa, Phục Hoàn, Đổng Quý phi, Phục hoàng hậu... là một lẽ tất nhiên, không tránh được. Đây không phải là việc lạ trong thời phong kiến. Tào Tháo là con người của chế độ phong kiến và không vượt ra ngoài khuôn khổ đó được.

Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, phải kể tới đóng góp trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo. Thời chiến loạn, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân. Trong khi nhiều nhà quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân thì chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông.

Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở Trung Nguyên. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý.

Ở một số nước phương Tây, Tào Tháo được rất nhiều người tôn sùng, xem như thần tượng, nhiều doanh nhân trên thế giới vận dụng tư tưởng của ông trong kinh doanh, chẳng hạn như hiện tượng "Tam Quốc trong ngành công nghệ thông tin", sự cạnh tranh của ba hãng vi xử lý dành cho máy tính là Intel, AMD và Cyryx (đánh giá của Bill Gates về công nghệ phần cứng những năm cuối thập niên 1990).

Ly kỳ chuyện lăng mộ

Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều truyền thuyết về lăng mộ Tào Tháo, đặc biệt là truyền thuyết “72 ngôi mộ giả” được nhiều thế hệ người Trung Quốc truyền tụng.

Tào Tháo là người nổi tiếng đa nghi. Có một truyền thuyết ghi: Để ngăn ngừa đời sau đào mộ ông, lúc còn sống Tào Tháo đã có sự sắp xếp rất chu đáo. Sau khi ông chết, lúc bắt đầu động quan thì các cửa thành Nghiệp đồng thời mở hết, 72 quan tài đều được khiêng ra khỏi thành theo 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc và an táng vào các mộ thất đã chuẩn bị sẵn. Do vậy, người đời sau không biết đâu là mộ thật, đâu là mộ giả. Chuyện về “72 ngôi mộ giả” trước đó đã được La Quán Trung (1330-1400) nêu trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Còn có một giả thiết nữa về mộ Tào Tháo dựa vào tính tiết kiệm của ông. Tào Tháo là người đề xướng việc mai táng giản đơn. Hai năm trước khi chết, Tào Tháo hạ lệnh làm ngôi mộ cho ông ở vùng đất nghèo khó, trên cao nguyên ở phía Tây nhà thờ Tây Môn Báo. Năm Kiến An 25 đời Đông Hán (năm 220), Tào Tháo qua đời vì bệnh và được mai táng ở Cao Lăng. Người đời sau đoán Cao Lăng là lăng mộ trên cao nguyên về phía Tây nhà thờ Tây Môn Báo.

Tây Môn Báo là một chuyên gia trị lý nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Ông đem lại nhiều điều tốt cho bách tính, do vậy, ở vùng Lâm Chương ngày nay (bao gồm cả thành phố An Dương tỉnh Hà Nam) có nhiều đền thờ Tây Môn Báo. Vậy thì mộ Tào Tháo ở phía Tây nhà thờ nào của Tây Môn Báo? Hơn nữa, mộ không có ký hiệu thì biết đâu mà tìm.

Năm 1988, Nhân dân nhật báo – một trong những tờ báo uy tín bậc nhất Trung Quốc đăng tải bài viết: 72 ngôi mộ Tào Tháo là chuyện đồn nhảm. Nội dung cho biết: “Ở tỉnh Hà Bắc có một quần thể mộ cổ. Vì thế nhiều người tưởng Tào Tháo từng cho xây 72 ngôi mộ tại tỉnh Hà Bắc. Nhưng Quốc vụ viện Trung Quốc đã quy hoạch nơi đây là điểm văn hóa quan trọng cần được bảo vệ. Hơn nữa, số mộ nơi này là 134 chứ không phải 72!”.

Những điều này cho thấy, mộ Tào Tháo được an táng chính xác tại tỉnh nào cũng là điều gây tranh cãi giữa các nhà chuyên môn, và ngay trong dân gian. Chỉ có một điều người ta thống nhất với nhau: Tào Tháo qua đời vì lâm bệnh nặng.

Nếu luận về tính cách, tài năng, công trạng và tội lỗi của họ Tào, giới sử học chia làm hai phe: Một bên theo quan điểm của tiểu thuyết gia La Quán Trung, nghĩa là coi Tào Tháo là kẻ tráo trở, lợi mình hại người. Phe kia lại coi Tào Tháo mới là chính nhân quân tử, khác hẳn quân tử nửa mùa như Lưu Bị.

Còn về đám tang và lăng mộ Tào Tháo, hơn 1000 năm qua vẫn là điều bí hiểm.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hội các ngành Sinh học Việt Nam ra mắt Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới

Hội các ngành Sinh học Việt Nam ngày 29/3 đã ra mắt Ban Chấp hành khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 49 Ủy viên.

Bình luận mới nhất