| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm “bẩn” tràn vào Thủ đô

Thứ Ba 06/12/2011 , 09:23 (GMT+7)

Hàng chục tấn nội tạng động vật, bánh kẹo không rõ nguồn gốc đã bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Hà Nội...

Cán bộ QLTT Hà Nội kiểm đếm số hàng bánh kẹo, thuốc lá vừa thu giữ ngày 4/12

Hàng chục tấn nội tạng động vật, bánh kẹo không rõ nguồn gốc đã bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Hà Nội. Theo tìm hiểu, những thực phẩm “bẩn” này được các “đầu nậu” buôn bán, vận chuyển, tập kết, lưu thông dễ dàng dọc các tuyến đường từ biên giới phía Bắc tràn vào thủ đô.

“Con voi chui qua lỗ kim”

Ngày 27/11, lực lượng chức năng gồm Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội phục kích trên QL 1B, đoạn qua địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội), phát hiện xe ô tô chở khách BKS 98K-4346 chạy tuyến TP Hồ Chí Minh- Bắc Giang chở hàng hóa quá tải, có biểu hiện nghi vấn. Tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Trong khoang hành lý, lực lượng chức năng phát hiện có 22 thùng xốp cỡ lớn, chứa 1,5 tấn nầm động vật. Lái xe Trần Văn Nghiệp (SN 1975), trú tại TP Bắc Giang khai chở thuê số hàng trên cho một chủ hàng tại Bắc Giang, với giá vận chuyển 100 nghìn đồng/thùng.

Một lãnh đạo của Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội, cho biết, hơn 1 tấn nầm được vận chuyển từ bên kia biên giới, qua đường tiểu ngạch vào Việt Nam. Hàng tiếp tục được trung chuyển về Bắc Giang, sau đó sẽ tuồn vào Hà Nội tiêu thụ. Tính cả thời gian đóng gói từ biên giới, vận chuyển, xuống hàng… thì ít nhất số nầm này đã có mặt tại Bắc Giang từ 3-4 ngày trước khi bị thu giữ. Đại diện nhà chức trách cho hay, thực phẩm bảo quản trong thùng xốp chỉ có thể đảm bảo chất lượng trong vòng một ngày. Như vậy, nhiều khả năng, nầm đã được tẩm ướp hóa chất chống ôi thiu, có hại cho sức khỏe người sử dụng.

Mới đây nhất, ngày 4/12, Phòng An ninh kinh tế, Công an Hà Nội, cho biết đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Đội 1 và Đội 4 - Chi cục QLTT Hà Nội bắt giữ sáu xe ô tô chở hàng lậu. Qua kiểm tra, Tổ công tác đã thu giữ số hàng hóa gồm quần áo, bánh kẹo, hàng gia dụng, gạch men…ước tính trị giá gần 10 tỷ đồng. Chủ hàng và các lái xe ô tô không thể xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng hóa này. “Các lực lượng đã phối hợp, trinh sát, nắm tình hình và theo sát sáu xe ô tô chở hàng hóa nói trên từ Lào Cai, đến địa bàn Hà Nội mới bắt giữ”, ông Nguyễn Đắc Lộc, Chi cục phó Chi cục QLTT Hà Nội, cho hay.

Trên đây mới chỉ là 2 trong số hàng chục vụ buôn lậu thực phẩm “bẩn’ mà lực lượng chức năng bắt giữ. Nhiều ý kiến cho rằng, đó mới chỉ là phần nổi của “tảng băng” mà đối tượng buôn lậu “tuồn” hàng vào Hà Nội. Có thể thấy rằng, mặc dù “giăng lưới”, nhưng “con voi” buôn lậu vẫn chui lọt qua “lỗ kim” kiểm soát.

Ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi

Một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm “bẩn” ngày càng tràn nhiều vào nội địa, đặc biệt là Hà Nội, nơi nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn thực phẩm, là do tình trạng cấp phép tràn lan. Hàng vi phạm bị phát hiện chủ yếu qua hình thức “tạm nhập tái xuất”, trong khi thủ tục hải quan thì quy định mặt hàng này vẫn như đối với hàng xuất nhập khẩu thông thường.

Theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát môi trường thì thực tế hiện nay cho thấy số vụ gian lận, qua mặt cơ quan kiểm tra trong việc thực hiện hàng “tạm nhập tái xuất” là không nhỏ. Nguyên nhân là trước đây quá trình vận chuyển có sự áp tải của lực lượng chức năng. Còn hiện nay thì DN tự làm và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển không có lực lượng hải quan giám sát lô hàng nên khả năng các lô hàng “bốc hơi” là rất dễ xảy ra.

Chế tài xử phạt không nghiêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến vấn nạn thực phẩm “bẩn” tiếp tục đe dọa người dân Thủ đô. Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định, các cá nhân có hành vi kinh doanh, vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định phải kiểm dịch mà không có giấy phép chứng nhận kiểm dịch, với số lượng bất kể bao nhiêu chỉ bị xử phạt 1,5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Cục QLTT (Bộ Công thương), cho rằng, đối tượng buôn lậu ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để “qua mặt” cơ quan chức năng. Bất chấp nỗ lực của nhà chức trách, hàng lậu vẫn đang tìm mọi cách tràn qua biên giới. Trên biển, dân buôn lậu dựa vào địa hình có nhiều đảo hoang, luồng lạch, cửa biển ở Móng Cái để ẩn nấp, lẩn trốn nên rất khó phát hiện. Trên đường bộ, dân buôn lậu cũng lợi dụng địa hình phức tạp ở các khu vực dọc biên giới như Ka Long, Bắc Luân, Ninh Dương, Hải Yên, Vàng Lầy... để ồ ạt đưa hàng trái phép vào nước ta.

Theo ông Tín, đối tượng buôn lậu hoạt động không lộ liễu như trước nên khó phát hiện hơn. Chúng không tập kết ồ ạt về một điểm nữa mà xé lẻ ra rồi thuê cửu vạn khuân vác qua đường tiểu ngạch với số lượng nhỏ. “Bọn tội phạm đang có xu hướng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, như bộ đàm định vị toàn cầu GPS có khả năng theo dõi sự di chuyển của lực lượng chức năng để dễ dàng lẩn tránh. Tại vùng biên giới các tỉnh phía Bắc, để chắc ăn hơn, các trùm buôn lậu còn nuôi cả đội quân “chim lợn” đông đảo. Đội quân này được trả công hậu hĩ chỉ để theo dõi và cảnh báo kịp thời nhất cử nhất động của lực lượng chống buôn lậu nên cơ quan chức năng rất khó đối phó”, ông Tín nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm