| Hotline: 0983.970.780

Tiếp bài Khi doanh nghiệp “nổ” nhận giải thưởng:

Thực tế không như quảng cáo

Thứ Năm 09/07/2015 , 10:59 (GMT+7)

Chúng tôi nhận được phản hồi từ phía Cty Limex Việt Nam cộng quá trình xác minh thực tế cho thấy rất nhiều mâu thuẫn cần được làm sáng tỏ./ Khi doanh nghiệp 'nổ' nhận giải thưởng!

NNVN từng phản ánh Cty TNHH Limex Việt Nam có NM tại cụm Công nghiệp Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội quảng cáo khi dùng sản phẩm phân bón Silic - Silicamon Đông Sơn do đơn vị này phân phối cây trồng tăng năng suất bình quân 40%, cá biệt có loại tăng 100%...

10-48-32_img_2241

Sau khi báo NNVN số ra ngày 17/6/2015 đăng bài viết Khi doanh nghiệp 'nổ' nhận giải thưởng!”, chúng tôi nhận được phản hồi từ phía Cty Limex Việt Nam cộng quá trình xác minh thực tế cho thấy rất nhiều mâu thuẫn cần được làm sáng tỏ.

Bí mật quốc gia?

Như NNVN đã phản ánh, trong chương trình trao giải “Doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu” năm 2014 được tổ chức đầu tháng 6/2015, chúng tôi nhận thấy sản phẩm phân bón Silic - Silicamon Đông Sơn do Cty TNHH Limex Việt Nam phân phối có biểu hiện quảng cáo quá mức, không đúng thực tế.

Quảng cáo khẳng định dùng sản phẩm Silic - Silicamon Đông Sơn năng suất cây trồng tăng tối thiểu 20%, trung bình 40%, cá biệt có loại tăng 100%. Tiếp đến, khi dùng sản phẩm còn giúp giảm 50% lượng đạm urê, 40% lân và 30% kali.

Sau khi báo đăng, ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Limex Việt Nam và ông Đỗ Hải Thắng, Giám đốc Cty TNHH Hoàng Minh Dương đến tòa soạn Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi lại những vấn đề, thắc mắc mà chúng tôi đã nêu trong bài viết.

Theo đó, ông Đỗ Hải Thắng cho biết, ông là tác giả của sản phẩm phân bón Silic - Silicamon, còn Cty Limex Việt Nam là một trong hai đơn vị được ông chuyển giao phân phối thương mại (ngoài Cty Limex Việt Nam ông Thắng còn chuyển giao cho Cty TNHH Thương mại và SX Hùng Ngọc có địa chỉ tại 38 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội với thương hiệu Silic - Silicamon 8 quả đào cũng đồng thời nhận giải thưởng “Doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu” vừa qua).

Không những khẳng định những gì đã công bố trong tài liệu là chính xác 100%, ông Đỗ Hải Thắng còn nêu ra một loạt những công dụng khác của phân bón Silic - Silicamon như: giảm 99,9% các bệnh khô vằn, đạo ôn, rầy nâu, bạc lá, thậm chí giảm 80 - 90% nạn chuột cắn.

Ông Thắng tâm sự, ông nguyên là một cán bộ giao thông vận tải về hưu, đã theo đuổi sản phẩm phân bón Silic - Silicamon được 8 năm nay.

Ông và ông Nguyễn Đức Toàn tình cờ quen nhau trong bệnh viện và từ đó có duyên hợp tác làm ăn với nhau. Ông Thắng còn bật mí cho chúng tôi biết, Chủ tịch HĐTV Cty Limex Việt Nam Nguyễn Đức Toàn là chủ hiệu kinh doanh... vàng bạc lớn nhất nhì huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về nguyên liệu đầu vào, quy trình SX cũng như dây chuyền máy móc làm ra sản phẩm phân bón Silic – Silicamon, ông Đỗ Hải Thắng từ chối cung cấp vì cho rằng đó là “bí mật quốc gia” cấm được tiết lộ.

Ông còn cảnh báo PV viết lách cẩn thận không làm lộ “bí mật quốc gia” thì “ăn đòn”.

Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi rằng, nếu là “bí mật quốc gia” thì sản phẩm phân bón Silic - Silicamon Đông Sơn có nằm trong công trình hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước hay cấp bộ nào không thì ông Thắng khẳng định là sản phẩm do ông tự bỏ tiền túi ra làm, không lấy một đồng ngân sách nào cả.

Đến lúc này, ông nói chung chung, đại loại rằng, sản phẩm có nguồn gốc trong nước, được SX ra nhờ áp dụng rất nhiều phương pháp từ hóa học đến vật lí.

Trao đổi với chúng tôi về việc DN quảng cáo phân bón có tác dụng hơn cả thuốc BVTV, Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng cho biết, việc làm đó là vi phạm quy định về phân bón và thuốc BVTV, bởi phân bón chỉ có chức năng chính là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất, còn nếu DN muốn khẳng định sản phẩm có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh phải làm khảo kiểm nghiệm khắt khe bên Cục BVTV.
Ông Hồng cho biết, vừa qua các cơ quan chức năng đã xử phạt một loạt DN kinh doanh tại phía Nam quảng cáo phân bón có chức năng như thuốc BVTV.

Nói rồi, ông khoe một loạt công văn, giấy tờ ông ký đóng dấu gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Chính sách chiến lược và Phát triển nông nghiệp, nông thôn… trình bày về “thành tựu” sản phẩm Silic - Silicamon, song tuyệt nhiên ông không cho chúng tôi xem bất cứ công văn phản hồi nào từ các nơi ông gửi đến.

Tính xác thực đến đâu?

Trong bài viết này, chúng tôi chưa đề cập đến khía cạnh pháp lí, tính hợp pháp với các sản phẩm phân bón Silic - Silicamon của Cty Limex Việt Nam và Cty TNHH Hoàng Minh Dương, mặc dù các kết quả phân tích mẫu của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Vật liệu xây dựng và các mô hình khảo kiểm nghiệm được công ty thực hiện tại Hà Nội, Bắc Giang và một số tỉnh, thành khác là thực hiện theo đơn đặt hàng, chỉ có tính chất tham khảo, chưa có giá trị về mặt pháp lí để công bố hợp chuẩn, hợp quy bởi hai đơn vị trên trong năm 2014 chưa hoàn thành các thủ tục chỉ định là phòng thử nghiệm phân bón.

Nhằm tránh việc phê phán oan những nhà khoa học “chân đất”, bởi đất nước ta ngoài việc sản sinh ra những thần đồng thì cũng có thể có những nhà khoa học tạo ra công trình vĩ đại khi đã ở ngưỡng tuổi gần “thất thập cổ lai hy”, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số mô hình trình diễn trong những kết quả mà phía Cty Limex Việt Nam và Cty Hoàng Minh Dương công bố để xác minh thực tế.

Tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (cách nhà máy của Cty Limex Việt Nam vài km) chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thịnh, là trưởng thôn, người ký vào tờ biên bản kết quả thử nghiệm ngày 7/6/2014.

Theo ông Thịnh, năm ngoái một số hộ dân trong thôn có sử dụng sản phẩm phân bón Silic - Silicamon Đông Sơn thấy phân cũng khá được, có nhiều ưu điểm, đặc biệt là chống đổ ngã, năng suất lúa Khang Dân được bón bằng loại phân này bình quân đạt 2,3 - 2,4 tạ/sào (360m2), cá biệt có diện tích đạt 2,5 tạ/sào.

Tuy nhiên, khi chúng tôi cho ông Thịnh xem kết quả công bố của Cty Limex Việt Nam trên ruộng nhà bà Nguyễn Thị Xuân, xã viên thôn Ngọc Giả cấy giống lúa Khang Dân đạt năng suất 2,8 tạ/sào (lô đối chứng 225kg/sào) ông Thịnh khẳng định không hề có chuyện năng suất cao như thế được mà chỉ 2,3 - 2,4 tạ/sào thôi.

 Còn nếu năng suất 2,8 tạ/sào theo ông Thịnh chỉ có giống lúa lai hoặc khảo nghiệm tại một số thửa ruộng mà 1 sào lên tới hơn 400m2 (do quá trình dồn điển đổi thửa một số thửa ruộng tại thôn Ngọc Giả 1 sào lớn hơn 360m2).

Ông Thịnh một lần nữa khẳng định với tôi rằng, sản phẩm phân bón Silic- Silicamon có tốt, nhưng để đạt được 2,8 tạ/sào thì không đúng bởi ông là người trực tiếp thực hiện, giám sát mô hình, cân đong đo đếm năm trước.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cho biết lúa khi bón phân Silic - Silicamon vẫn bị chuột cắn như thường nên bảo giảm 80 - 90% chuột cắn thì hơi quá.

Từ chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thịnh, chúng tôi cũng như bà con nông dân hoàn toàn có quyền đặt nghi vấn về tính xác thực trong các kết quả do Cty Limex Việt Nam và Cty Hoàng Minh Dương tự công bố (!).

Ngoài Hà Nội, năm 2014 Cty Limex Việt Nam và Cty Hoàng Minh Dương còn làm một số mô hình khảo nghiệm tại huyện Yên Thế, Bắc Giang mà theo các kết quả chúng tôi có được trong tay có sự mâu thuẫn và bất nhất.

Nếu như tại kết quả khảo nghiệm phân bón Silic - Silicamon trên cây lúa, cây chè, cây lạc tại xã Xuân Lương và Tam Tiến, huyện Yên Thế do hai đơn vị trên tự công bố có xác nhận của Trạm Khuyến nông huyện và UBND xã, năng suất lúa, chè, lạc tăng từ 20 - 30%.

 Tuy nhiên, tại báo cáo đánh giá kết quả mô hình sử dụng phân bón Silic - Silicamon Đông Sơn trên cây lúa, chè, lạc vụ đông xuân năm 2014 cũng tại xã Xuân Lương và Tam Tiến do Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế độc lập thực hiện năng suất chỉ tăng 10 - 15%, vậy đâu mới là kết quả khách quan và chính xác nhất?

Nhân việc Cty Limex Việt Nam cũng như Cty Hoàng Minh Dương công bố sản phẩm phân bón Silic - Silicamon có công dụng, chức năng chưa từng có tiền lệ trong quá khứ, chúng tôi kiến nghị cơ quan chuyên ngành vào cuộc xác minh, khảo nghiệm phân tích một cách bài bản, khách quan sản phẩm này.

Nếu quả thực đúng như những gì nhà SX công bố thì đây thực sự là cuộc cách mạng trong nông nghiệp lần thứ 3 của thế giới. Ngược lại, nếu những gì DN công bố không chính xác, cần có biện pháp xử lí thật nghiêm minh tránh gây thiệt hại cho người nông dân.

 

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm