| Hotline: 0983.970.780

Thuốc BVTV gây bùng phát sâu đục trái

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:27 (GMT+7)

Sâu đục trái đã xuất hiện và gây hại nặng nề trên nhiều vườn cây có múi tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cần Thơ; đặc biệt là Hậu Giang.

Sâu đục trái đã xuất hiện và gây hại nặng nề trên nhiều vườn cây có múi tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cần Thơ; đặc biệt là Hậu Giang.

GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Ở nước ta, trước đây loài sâu này đã được ghi nhận xuất hiện lẻ tẻ trên một số vườn bưởi thuộc tỉnh Khánh Hòa và hoàn toàn không ghi nhận sự hiện diện của loài này tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10/2011, sâu đục trái đã được phát hiện đồng loạt trên nhiều vườn tại nhiều tỉnh ĐBSCL... và ngày càng bùng phát mạnh.

Theo bà Cúc, chỉ tính riêng ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số 1.653 ha bưởi thì có đến 1.600 ha bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái bưởi; trong đó 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60%. Không riêng gì ở nước ta mà loài sâu gây hại đã từng xuất hiện trên nhiều vùng cây ăn quả ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malayxia. Tại Malayxia, sâu đã được ghi nhận như là loài gây hại chính yếu trên các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh...).

Sâu đục trái bưởi

"Tùy theo lượng sâu gây hại bên trong trái mà trái bị hủy hoại nhanh hay chậm. Khi bị gây hại nặng, trong 1 trái có từ 6- 10 con sâu. Sự xâm nhập của sâu vào quả thường gây ra hiện tượng xì mủ trên quả. Chất mủ này thường kết dính với các chất thải ra từ các lỗ đục, nên trong quả rất dơ. Sâu tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, có đường kính trái khoảng 5 cm, cho đến khi trái lớn và thu hoạch. Tại ĐBSCL, sâu được ghi nhận gây hại trên bưởi, cam và quýt, nhưng nặng nhất trên bưởi. Cả hai giống bưởi hiện trồng phổ biến hiện nay như bưởi Năm Roi, da xanh đều bị sâu này gây hại", bà Cúc cho biết thêm.

Ths. Lê Quốc Điền, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng, trước khi tìm ra phương pháp phòng trị cần biết nguyên nhân chính gây bộc phát sâu đục quả bưởi gần đây ở ĐBSCL. Kết quả điều tra cho thấy, sâu đục vỏ trái hầu như chỉ xuất hiện trên những vườn có sử dụng nhiều thuốc BVTV; đặc biệt là thuốc trừ sâu. Còn những vườn ít sử dụng thuốc trừ sâu và vườn có nuôi kiến vàng, sâu đục trái không hiện diện hoặc chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không đáng kể.

Trung tâm Chuyển giao tiến bộ KH- KT (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) đã thảo luận hướng hợp tác với chuyên gia Dr. Ichinose (JIRCAS) để nghiên cứu sử dụng pheromone phòng trừ sâu đục quả trên diện rộng. Ngoài pheromone cũng cần nghiên cứu sử dụng chất xua đuổi thành trùng và các chất hấp dẫn thành trùng đến đẻ trứng.

Cũng theo ông Điền, việc lạm dụng thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bùng phát mạnh loại sâu này. Do vậy nhà vườn cần hiểu và ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp và phòng trừ loại sâu này. Cụ thể:

- Thường xuyên loại bỏ toàn bộ trái bị nhiễm trong vườn (trên cây và đã rụng xuống đất). Chôn sâu ít nhất 30 cm dưới mặt đất để diệt sâu còn hiện diện trong trái. 

Triệu chứng gây hại của sâu đục trái

- Bao trái ngay khi trái còn nhỏ, độ 1- 1,5 tháng tuổi. Một tuần sau khi bao, cần mở bao để kiểm tra lại để quan sát sự hiện diện của các vết thải trên vỏ trái. Nếu không có các vết thải, có nghĩa là trái hoàn toàn không bị nhiễm. Những vườn đang bị nhiễm bệnh, trái đã phát triển hoặc gần thu hoạch, cũng cần bao những trái chưa bị nhiễm; vì ngay cả vào giai đoạn trái thu hoạch cũng có thể nhiễm sâu đục quả.

- Về biện pháp lâu dài, trong phòng trừ sinh học, thiên địch giữ vai trò rất quan trọng, khống chế sự bộc phát của sâu đục trái bưởi. Kết quả khảo sát vừa qua tại một số vùng thuộc ĐBSCL đã phát hiện một loài ong mắt đỏ (Trichogramma) ký sinh trứng của sâu đục vỏ bưởi. Trong một trứng của sâu đục trái bưởi có từ 4- 6 ong ký sinh, tuy nhiên tỷ lệ trứng bị ký sinh rất thấp, trên vườn thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu.

Điều này cho thấy việc nghiên cứu sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu đục quả hiệu quả. Song song đó là biện pháp sử dụng pheromone để hấp dẫn thành trùng. Đây được coi là một chiến lược rất quan trọng cần nghiên cứu để sử dụng trong quy trình IPM phòng trừ sâu đục quả.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm