| Hotline: 0983.970.780

Thuốc hay từ ngải cứu

Thứ Năm 12/08/2010 , 12:59 (GMT+7)

Ngải cứu còn gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), co linh li (Thái), tên khoa học là Artemisia vulgaris L., họ cúc asteraceae.

Ngải cứu còn gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), co linh li (Thái), tên khoa học là Artemisia vulgaris L., họ cúc asteraceae.

Đông y cho rằng ngải cứu thuốc có tính ôn, vị cay, dùng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, an thai, cầm máu; thường dùng trong trị liệu các chứng bệnh ở phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, người đang mang thai, ốm lâu ngày, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Thường dùng mỗi ngày 6 – 12g dưới dạng sắc hay cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, thuốc cần uống tuần lễ trước khi có kinh…

Bởi vậy ngải cứu được sử dụng dưới nhiều hình thức trong trị liệu.

*Làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo mục đính sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt đạo sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Người ta thường dùng điếu ngải theo mấy cách sau đây:

- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (tức cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.

-  Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3 – 5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).

- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2 – 3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.

*Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6 – 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà trong ngày, nếu sắc chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 – 10g) hay dạng cao đặc (1 – 4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung nên khi có thai không gây sẩy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1 – 2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

*Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, còn 100ml nước thuốc, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày. 

*Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe. 

*Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng. 

*Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm cho trẻ. Làm liên tục vài ngày, các nốt ngứa ở da sẽ lặn.

Các món ăn, bài thuốc

*Trị đau đầu: Dùng món ngải cứu với trứng gà (có công hiệu giúp lưu thông máu lên não). Trứng gà tươi 2 quả, ngải cứu tươi 200g, dầu ăn, gia vị đủ. Ngải cứu rửa sạch, chọn những búp, lá non thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị. Có thể rán cùng với dầu ăn hoặc hấp trên lá chuối. Ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày.

*Dùng cho nữ sau sinh: “Dùng gà tần ngải cứu” (món này công dụng bồi bổ sức khỏe, giúp xương cốt dẻo dai, cơ thể mạnh khỏe). Dùng gà ri hoặc gà đen 1 con, táo đỏ, ý dĩ, câu kỷ tử, hạt sen, tam thất, ngải cứu, gia vị mỗi thứ một ít. Gà làm sạch, mổ moi bỏ hết phủ tạng, sau nhồi tất cả các vị thuốc trên vào bụng gà, dùng chỉ khâu kín lại. Cho gà vào nồi, đổ nước săm sắp rồi cho thêm ngải cứu vào hầm đến khi gà chín nhừ là được. Hoặc: gà đen 1 con khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong bụng gà, cho gà vào nồi, đổ nước xăm xắp, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ mang ra ăn được.

*Món canh ngải cứu thịt nạc (trị kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...): Thịt nạc lợn băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm đủ nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm, ăn nóng. 

*Chữa động thai: Dùng cháo ngải cứu (làm giảm đau thấp khớp). Cách nấu: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước dùng nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần sáng, trưa. Ăn liền 3 – 5 ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm