| Hotline: 0983.970.780

Thuốc nam chữa cảm lạnh

Thứ Ba 31/08/2010 , 10:25 (GMT+7)

Xin cho biết các loại thuốc nam có tác dụng chữa cảm lạnh trong mùa đông?

* Xin cho biết các loại thuốc nam có tác dụng chữa cảm lạnh trong mùa đông?

Vũ Thúy Hà, Đồng Đăng, Lạng Sơn

Cảm lạnh là một chứng bệnh gặp cả 4 mùa, nhưng hay gặp nhất vào mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân thường là trời lạnh mặc không đủ ấm, tắm nước lạnh đột ngột, dầm mưa hoặc ngâm dưới nước lạnh lâu, thay đổi nhiệt độ đột ngột... Nhiều người có thói quen, cứ thấy bệnh là chạy ra hàng thuốc Tây, trong khi với những loại bệnh nhẹ như cảm lạnh thì các bài thuốc Nam điều trị rất hiệu quả mà lại không gây hại cho cơ thể...

Đánh gió: Tóc rối 1 nắm, gừng giã nát sao với rượu, tóc rối tẩm gừng rượu còn nóng, xát nhẹ trên da khi nào thấy da phớt hồng là được. Hoặc có thể luộc trứng gà, lấy lòng trắng trứng, cho đồ bạc vào trong, bọc ngoài khăn vải... Chà nhẹ theo cột sống, từ gáy, cổ xuống thắt lưng, ở giữa và hai bên cột sống, từ giữa trán sang hai bên thái dương, gan lòng bàn tay và bàn chân, bụng và ngực. Xông: Với các trường hợp cảm lạnh không ra mồ hôi, có thể dùng các loại lá có tinh dầu, giúp sát trùng đường hô hấp, như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, cúc tần... để đun nồi nước xông.

Tùy theo dược liệu ở từng địa phương, có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp. Cách chữa cảm này không được dùng cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước, rong kinh, rong huyết... Thuốc sắc: Tía tô, kinh giới, vỏ quýt - mỗi thứ 1 nắm, gừng 3 lát (tất cả đều dùng tươi), sắc lấy nước uống cho 2 lần trong mỗi ngày.

Theo báo Dân trí thì còn có thể dùng các bài thuốc sau đây: Nước đường gừng và cháo gừng: Củ gừng được biết đến không chỉ như một thứ gia vị thông dụng và không thể thiếu với nhiều món ăn mà còn như một vị thuốc quí có tác dụng chữa nhiều bệnh hiệu quả. Khi bị cảm lạnh, chỉ cần uống một chén nước đường gừng là người bệnh đã có thể thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Chọn củ gừng thật già, rửa sạch, để nguyên vỏ, thái từng lát mỏng và cho vào đun cùng với một bát nước đường. Đun đến khi chỉ còn khoảng hai chén và cho người bệnh uống nóng, mỗi chén uống cách nhau khoảng 1 tiếng. Cũng có thể cho người bệnh ăn cháo gừng. Cháo gạo tẻ nấu với vài lát gừng tươi, ninh thật nhừ và sánh. Cháo phải được ăn nóng với chút muối.

Xông hành tươi: Cảm lạnh thường dẫn đến ngạt mũi, rất khó chịu. Lúc này, bạn hãy lấy một bát nước thật nóng, thả vào đó vài cọng hành tươi, thái nhỏ. Sau đó, ghé mũi sát miệng bát hít thật sâu. Làm như vậy nhiều lần sẽ khiến bạn thấy dễ thở và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Cũng có thể sắc hành để lấy nước uống. Cháo hành tía tô: Đây là bài thuốc dân gian rất thông dụng và hiệu quả cao. Chỉ cầm một nắm gạo ninh nhừ, trước khi bắc xuống cho vào đó hành tươi và tía tô băm thật nhỏ cùng một lòng đỏ trứng gà, chút muối tinh rồi đổ ra bát, ăn thật nhanh. Cũng có người sắp sẵn lòng đỏ trứng, hành, tía tô băm nhỏ trong báo rồi đổ cháo thật nóng lên trên, quấy đều và ăn nóng. Quan trọng là bạn phải chọn đúng rau tía tô mà không nhầm với lá rau khác.

Lá rau tía tô, đặc biệt là tía tô nếp thường nhỏ, răng cưa ở viền lá mau hơn, lưng lá có màu tím sẫm và bấm vào mặt lá thấy có mùi thơm rất đặc trưng của tía tô. Canh mùi tàu, thịt bò: Nếu nhiễm lạnh mà thấy sốt nhẹ và sổ mũi thì bạn có thể lấy rau mùi tàu rửa sạch, thái to nấu với một lạng thịt bò xay hoặc băm thật nhỏ và gừng tươi. Sau khi húp một bát canh như vậy hãy nằm nơi kín gió và thư giãn hoặc ngủ khoảng 1 tiếng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm