| Hotline: 0983.970.780

Thuốc nam chữa ho

Thứ Sáu 01/10/2010 , 10:23 (GMT+7)

Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh đường hô hấp. Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương.

Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh đường hô hấp. Ho xuất hiện cả bốn mùa nhưng hay gặp vào mùa thu và mùa đông.

Ho do nhiễm khuẩn, do mùa lạnh mặc không đủ ấm, khi chuyển mùa nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn giữa các buổi; nếu mặc nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều không kịp thay, dễ bị cảm lạnh và ho; do quá giữ gìn làm cho cơ thể trẻ không thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất bên ngoài cũng gây ho.

Thường ho khan, hắt hơi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong, có thể sốt nhẹ.

Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương.

Ho do ngoại cảm:

Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g, kim ngân 16g, đổ 600ml sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống 3– 5 ngày.

Ho do nội thương:

Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g, lá chanh, lá tre mỗi vị 12g, vỏ rễ dâu (sao mật) 16g, quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạ củ cải, hạ tử tô mỗi vị 12g, cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8g. Tất cả cho vào nồi đổ 500ml nước, sắc lấy 250ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tuỳ tuổi, chia uống 4 – 5 lần.

THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:

* Hoa hồng bạch 1 bông, chỉ lấy cánh hoa, rửa sạch, vò nát, hoà với mật ong hoặc đường hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống, ngày 2 – 3 lần.

* Quả quất 1 – 2 quả, bỏ hạt, vắt bớt nước chua, cho đường hoặc mật ong, hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.

* Cam thảo nam 5g, hoa kim ngân 10g, đun nước, sắc kỹ uống 2 – 3 lần trong ngày.

* Lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, lá xương xông 12g, kinh giới 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị sắc uống, ngày 2 – 3 lần.

* Sa can 10g, vỏ quýt 4g, rễ chanh 10g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần.

* Bạc hà 8g, kim ngân hoa 12g, cát cánh 8g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần phòng bệnh.

* Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thuỷ cho ra nước để uống trong ngày.

* Chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 – 150g, phổi heo 200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn liền 3 – 4 ngày một liệu trình.

* Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5 – 10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.

THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI:

Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thuỷ bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thuỷ tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Hàng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, tró, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Chú ý: Bài thuốc nam nói trên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu bé sốt quá cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú thì phải đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi.Tuyệt đói không tự dùng các thuốc khác khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất