| Hotline: 0983.970.780

Thương cảnh "gà trống" nuôi con bại não

Thứ Sáu 24/08/2012 , 10:02 (GMT+7)

Đến khu Nhân Cầu 2, thị trấn Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, hỏi thăm nhà bác Nguyễn Văn Kiên, người mà gần 20 năm qua sống cảnh “gà trống nuôi con” thì ai cũng mủi lòng, cảm phục.

Gần 20 năm qua bác Kiên ở vậy nuôi con, trong căn nhà chật chội

Đến khu Nhân Cầu 2, thị trấn Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, hỏi thăm nhà bác Nguyễn Văn Kiên, người mà gần 20 năm qua sống cảnh “gà trống nuôi con” thì ai cũng mủi lòng, cảm phục.

Cuộc đời bác đầy gian truân, năm 18 tuổi theo học tại Trường trung cấp Nghệ thuật sân khấu Việt Nam. 5 năm sau bác ra trường được tuyển thẳng vào đoàn tuồng của tỉnh Thái Bình, bác ở đó gần 6 tháng do đoàn không đủ kinh phí nên đã phải giải thể. Năm 1981, bác quay về làm ở Trung tâm Văn hóa thông tin – Thể thao huyện Hưng Hà từ đó cho đến nay.

Đường tình duyên của bác đến muộn màng. Năm 1991, bác kết hôn với bà Doãn Thị Tính (SN 1972), bước sang năm 1993 hai vợ chồng bác phấn khởi sinh được người con gái đầu lòng là em Nguyễn Thị Liên. Nhưng niềm hạnh phúc đó chưa được trọn ven bao lâu thì lại đau đớn thay, Liên mỗi ngày một lớn lên người cứ gầy còm ốm yếu phải thường xuyên đi viện. Số ngày em ở viện còn nhiều hơn ở nhà do khi sinh ra em đã mắc phải căn bệnh bại não.

Nỗi đau ập đến từ đó, bà Tính quay ra chán nản với cuộc sống bệnh tật của đứa con thơ và 2 năm sau bà bỏ nhà đi khi hàng ngày phải nhìn đứa con rứt ruột của mình đẻ ra như một miếng rẻ vắt vai nằm giường.

Bà Tính rời xa bác, trong nhà bỗng dưng thiếu đi đôi bàn tay người phụ nữ khiến cuộc sống bác ngày càng thêm gánh nặng, đầy ắp những lo toan. Đã vậy, bệnh tình của Liên ngày một theo chiều hướng xấu đi. “Năm nó lên 5 tuổi thì phát bệnh nặng, tối đến cứ lên cơn co giật, sùi bọt mép, cổ lại hay ngoái về một bên. Có lần tôi mải chút việc riêng về muộn, khi mới bước vào nhà đã thấy con nằm sõng soài giữa nền nhà, chân tay co rúm lại rồi. Bế con lên mà tôi như chết đứng cả người, nước mắt nước mũi cứ cay xè” – bác Kiên tâm sự.

Lo lắng cho con, sáng hôm sau bác khăn gói đưa con lên Viện Nhi Thụy Điển (Hà Nội) để chữa trị. Ngày cứ đều đặn 3 lần, bác đẩy xe lăn cho con vào viện, từ tầng 1 lên đến tầng 5 mọi người xung quanh ai qua lại, nhìn thấy cũng đều cảm phục trước tình phụ tử của bác. Khó nhọc là vậy, nhưng bác không nản chí, vẫn quyết tâm chữa bệnh cho con đến cùng.

Đưa con đi viện, trong túi bác chỉ có đúng 1 triệu đồng, là số tiền bác còm cõi tích cóp mấy tháng trời do lao động vất vả mà có. Lúc bác đưa con đi viện, Liên chẳng nói cũng chẳng biết cười, sống thực vật. “Ngày ấy mang con đi viện tôi nào đâu mong mỏi gì hơn, chỉ mong nó sẽ nói được, cười được giống như bao đứa trẻ tật nguyền khác. Chữa trị được như vậy cũng làm tôi mãn nguyện nhiều lắm” – bác buồn bã nói.

Cầm trong tay số tiền ít ỏi, sống ở đất Hà thành chẳng mấy chốc bác đã tiêu hết. Để có tiền trang trải mọi khoản, hàng ngày bác phải tranh thủ đưa con vào viện rồi quay ra đi làm. Việc bác làm là đi phu hồ, rửa bát, chạy bàn... Bất cứ việc gì, nơi đâu, bác cũng không quản nhọc nhằn.

Lòng thương con của bác rồi cũng được ông trời rủ lòng thương. Sau những ngày tháng điều trị ròng rã, Liên cũng khá hơn phần nào, đã nhận thức ra được thế giới xung quanh. Biết gọi bố bằng giọng ngọng nghịu, biết cười khi bố đưa ra công viên, bờ hồ chơi.

Giờ đây Liên 19 tuổi, mọi sinh hoạt cá nhân của em vẫn mình bác Kiên chăm sóc. Khổ nhất là vừa phải làm bố, vừa phải làm mẹ khi Liên bước sang tuổi dậy thì, sự lúng túng của bác nhiều lúc không còn biết phải chỉ bảo cho con như thế nào.

Ban ngày bác đi làm, Liên ở nhà làm bạn với chiếc xe lăn. Đến trưa bác về nhà tất tưởi vào bếp nấu nướng chuẩn bị bữa cơm cho con. Chiều đến hết giờ làm việc, bác về nhà tắm giặt, cơm nước. Song xuôi đâu đấy bác lại đẩy xe lăn đưa con đi dạo phố chơi. Những hình ảnh đầy tỉnh phụ tử đó, suốt gần 20 năm qua đã trở thành cái nhìn thân thuộc, một tấm gương sáng trong mắt của người dân thị trấn Duyên Hà.

Cuộc sống hiện tại của bác rất khó khăn, bệnh tình của Liên như vậy phải vào viện là chuyện “cơm bữa”. Để thêm bát gạo, đồng tiền lo thuốc men cho con, vào những ngày nghỉ, lễ tết bác vẫn tranh thủ đi cất hoa về bán ở mọi khu chợ. Được biết, bản thân bác giờ đây cũng bị bệnh đau đầu, trái gió trở trời là đau nhức, các khớp xương ở chân tay thì thường xuyên sưng tấy, đau buốt.

Vất vả với cảnh “gà trống nuôi con”, khi chúng tôi hỏi có khi nào bác muốn đi bước nữa không, thì bác trả lời rằng: Dù khổ thế nào đi chăng nữa bác vẫn ở vậy một mình nuôi con cho đến hơi thở cuối cùng.

Cuộc sống của hai bố con bác đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49, Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.5845431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm