| Hotline: 0983.970.780

Thương hiệu gạo Nàng Thơm Chợ Đào

Thứ Hai 23/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Có phải chúng ta đã để mất thương hiệu gạo Nàng Thơm Chợ Đào?

* Cháu 25 tuổi, thận yếu, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu rắt, không hết bãi. Xin cho biết về bài thuốc Di Niệu Đơn và địa chỉ để có thể mua thuốc này?

Bạn đọc, Bình Dương

Theo BS Nguyễn Văn Hợp thì triệu chứng của bạn chưa chắc đã được coi là thận yếu. Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận bài tiết (cầu thận, ống thận) và bộ phận dẫn xuất nước tiểu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng trong một cơ quan thống nhất. Các chứng bệnh dù ở bộ phận nào cũng đều có ảnh hưởng chung cho cả hệ tiết niệu và còn liên quan mật thiết với hệ sinh dục. Bình thường, chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Tiểu rắt là tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm.

Tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt. Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu). Với những triệu chứng tiểu rắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt). Để xác định nguyên nhân, bạn cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm... Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang). Bạn cần đi khám lại tại chuyên khoa Thận-Tiết niệu, đừng liều lĩnh tự chữa bệnh.

Thuốc Di Niệu Đơn có thành phần như sau:Tang phiêu diêu 1.0g; Thỏ ti tử 0.66g; Ích trí nhân 0.66g; Phá cố chỉ 1.0g; Đảng sâm 1.0g; Ba kích 0.66g. Thuốc này thường chữa cho trẻ hay đái dầm, muốn tốt thêm TAURINE 1gram/ngày.

* Có phải chúng ta đã để mất thương hiệu gạo Nàng Thơm Chợ Đào?

Trần Thị Hoa, Cái Bè, Tiền Giang

Theo tác giả Việt kiều Trần Công Nhung thì câu chuyện này là như sau: "Ngày nay trên thị trường có quá nhiều loại gạo, đếm không xuể: Gạo Tám Thái, Lài Sữa, Huyết Rồng, Thơm Lài, Thơm Mỹ, Thơm Ðài Loan, gạo Sơ Ri, Lúa Miên, Chim Rơi...vv. Khó mà nói cho hết hương vị khác nhau của các loại gạo. Nhưng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào vẫn là gạo nổi tiếng nhất đối với người Việt quốc nội cũng như hải ngoại.

 "Gạo Cần Ðước nước Ðồng Nai" là câu cửa miệng xưa nay để ca ngợi đặc sản vùng này. Nhưng ở đời có gì là tuyệt đối, có gì giữ mãi được giá trị chính thống! Nàng Thơm Chợ Ðào giả đã làm nhiều người thất vọng, dù mua ngay tại Chợ Ðào. Một bài báo kể chuyện một bà cán bộ về tận Chợ Ðào (Cần Đước - Long An) mua gạo Nàng Thơm, khi nấu lên, cơm nhạt hơn gạo "nàng thường". Một người sành sỏi nói với tôi rằng, hạt gạo Nàng Thơm Chợ Ðào có điểm trắng đục pha hồng nằm ở giữa, người địa phương gọi là "hột lựu", và chỉ gạo vùng Mỹ Lệ mới có, Nàng Thơm nơi khác thì không. Sao có chuyện lạ đó, đến nay vẫn chưa ai trả lời được.

Được biết, toàn xã Mỹ Lệ có chừng 1.000 ha trồng lúa Nàng Thơm, nhưng diện tích để trồng đúng loại lúa khó tính này, cũng chỉ 400 ha. Nàng Thơm trở nên quí hiếm là điều dễ hiểu. Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào dưới thời Vua Minh Mạng cũng được xếp vào loại "gạo tiến Vua". Người ta còn kể ở HongKong có tiệm cơm của người Tàu Chợ Lớn, đắt khách nhờ treo biển "Cơm Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào".

Nàng Thơm Chợ Ðào có giá như thế nên ngay cả nơi không làm ra gạo Chợ Ðào cũng đăng ký xin độc quyền thương hiệu gạo này. Theo báo Lao Ðộng vừa rồi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Mỹ Lệ được độc quyền nhãn hiệu "Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào" thì phát hiện thương hiệu này đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty Cong Nguyen Inc. ở Oklahoma từ năm 2002. Sở KH-CN tỉnh Long An định nhờ một văn phòng luật sư Mỹ kiện lấy lại thương hiệu. Nhưng phía luật sư cho biết lệ phí 50 nghìn đô mà không chắc thắng.

Dư luận lại cho rằng gạo Chợ Ðào sản lượng mỗi năm chỉ 200 nghìn tấn chưa đủ dùng trong nước, vậy có thắng cũng chẳng làm gì!”. Chúng ta nên suy nghĩ thế nào về phản ánh trên đây của một trí thức Việt kiều?

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa, hoàn thành tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Một người tử vong, hai người bị thương do thiên tai

HÀ GIANG Đêm 20 và sáng ngày 21/4, trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang) xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy đã khiến một người tử vong và hai người khác bị thương.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm