| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 22/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 22/06/2015

Thương lái Trung Quốc lại mua sầu riêng non

Theo thông tin trên một số báo, thì những ngày này, tại tỉnh Đồng Nai, nhiều thương lái đang ồ ạt thu mua trái sầu riêng non để xuất sang Trung Quốc./ Thương lái mua nông sản 'không giống ai'

Có thể nói không mấy tháng mà không có những vùng quê náo loạn lên vì những chiêu thu mua “quái đản” của thương lái Trung Quốc, từ rễ sim, đỉa, đến hồ tiêu, nụ hoa thanh long, lá mãng cầu, cam non…

Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì. Nhưng mục đích của họ thì đã khá rõ: Mỗi thương vụ của họ có vẻ như đều nhằm đến cái đích là phá hoại.

Thử lấy ví dụ như việc họ mua rễ sim chẳng hạn. Có một dạo, rất nhiều người dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) ồ ạt lên rừng đào rễ cây sim về bán cho thương lái Trung Quốc với giá khá “hời”: 2.500 đồng/kg, ước tính mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu mua hàng chục tấn rễ sim. Thân cây họ không mua, chỉ mua rễ.

Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc) thì để có một cây sim trưởng thành, phải mất trên 10 năm. Nay phá lấy rễ chỉ trong phút chốc. Hậu quả của “chiến dịch đào rễ sim” này là núi đồi tan hoang, chi chít những hố sâu kéo dài đến tận biên giới, đất đai bị xói mòn, làm giảm khả năng ngăn chặn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ lũ quét.

Ngoài tác dụng giữ đất, cây sim còn là một nguồn dược liệu quý, từ rễ đến lá, quả đều có tác dụng chữa được các bệnh như viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp. Vậy mục đích của thương lái Trung Quốc khi mua rễ sim là gì, nếu không phải là hủy hoại đất và làm cạn kiệt nguồn dược liệu của ta?

Rồi đến cam non thái lát cũng vậy. Hàng ngàn ha cam non bị vặt trụi. Hậu quả mất mùa cam đã rõ ràng. Và một khi Việt Nam mất mùa cam thì đương nhiên cam Trung Quốc có cơ hội tràn sang.

Nay, giá sầu riêng non đang rất cao, tới 32.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn đang đua nhau hái sầu riêng non để bán. Nhiều thương lái Việt đang đổ tiền ra để thu mua.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng rất có thể những trái sầu riêng non đó sẽ được thương lái Trung Quốc dùng thuốc ép cho chín rồi lại tuồn ngược về Việt Nam. Hoặc khi giá sầu riêng non được đẩy lên cao hơn nữa, thì chính thương lái Trung Quốc sẽ đẩy ngược lượng hàng đã mua đó trở lại, bán cho thương lái Việt rồi… biến mất.

Lúc đó, giá sầu riêng sẽ rớt thê thảm. Những nhà vườn làm ăn chân chính sẽ lao đao, còn những thương lái Việt sẽ chỉ biết khóc khi nhìn đống sầu riêng non khổng lồ, với món lãi ngân hàng ngày càng chồng chất. Đã ăn rất nhiều “quả đắng” như vậy rồi, mà sao không ai chịu rút kinh nghiệm?

Trao đổi với báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, Sở đã nắm được thông tin này, và đang phối hợp với các cơ quan liên quan để khuyến cáo các nhà vườn không nên bán sầu riêng non.

Biết thông tin rất sớm như vậy là rất tốt, rất kịp thời. Nhưng sao chỉ “khuyến cáo”, mà không có biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm