| Hotline: 0983.970.780

Thương vợ, nhưng… sợ mẹ

Thứ Năm 12/07/2012 , 10:16 (GMT+7)

Nếu không may người chồng một mực “núp váy mẹ” thì lại là “thảm họa”, là bi kịch của không ít người vợ…

Khi người đàn ông biết yêu và trân trọng tình cảm gia đình, thì người phụ nữ có thể yên tâm tin tưởng vào lòng chung thủy và sự quan tâm của anh ta tới vợ con mình sau này. Tuy nhiên, nếu không may ông chồng ấy một mực “núp váy mẹ” thì lại là “thảm họa”, là bi kịch của không ít người vợ…

Nhà anh chỉ có hai mẹ con. Xưa nay, với mẹ - anh là số 1. Vì vậy, hãy giúp anh nhé, nếu mẹ có gì hơi quá thì em bỏ qua, hoặc nói với anh để anh tâm sự với mẹ. Nhung đã có vẻ ngần ngại khi yêu Chiến. Không phải Chiến không tốt, ngược lại, Nhung thấy ở anh đầy đủ phẩm chất để làm người chồng thương vợ, yêu con. Chỉ có điều, cô ngại hoàn cảnh gia đình anh. Bố bỏ đi theo một người đàn bà khác, mẹ Chiến ở vậy nuôi con, với một quyết tâm sắt đá rằng, bà có thể cho con thành tài mà không cần có chồng. Chiến thương mẹ, và chỉ biết cố gắng học thật giỏi, để bà vui lòng. Anh cũng rất ít khi dám làm mẹ buồn, bởi chỉ cần xúc động mạnh, bà sẽ nổi đóa, huyết áp tăng, nhịp tim bất thường. Chiến chọn Nhung cũng vì lẽ thấy cô hiền lành, biết nhường nhịn người khác. Nói chung, ở thời buổi này, tìm được người con gái sống “biết điều” không phải dễ. Thế nên, dù mẹ anh có phản đổi Nhung anh cũng tìm mọi cách thuyết phục bằng được.

Những ngày đầu về làm dâu, Nhung luôn tìm cách làm hài lòng mẹ chồng. Nhưng thái độ cô nhận lại là sự thờ ơ, dửng dưng như người ngoài. Sau bữa ăn, Chiến hăng hái dọn mâm, rồi lăng xăng giúp vợ dọn dẹp dưới bếp, nhưng mẹ anh không vừa lòng. Bà gọi con trai lên ngồi cùng xem tivi, chán chê, khi Nhung thu dọn xong bếp núc, lên phòng nằm nghỉ thì bà cố níu con trai ngồi lại cùng mình: Khi thì bóp vai cho mẹ, lúc lại “nằm đây mẹ nhổ tóc sâu cho”… Chiến tìm cách thoái thác, muốn lên phòng riêng thì bà tỏ vẻ hờn dỗi mệt mỏi.

Từ ngày có con dâu, mẹ Chiến giao cho Nhung phụ trách mọi việc trong nhà. Nhung không ngại làm, nhưng đôi khi việc cơ quan quá nhiều, lại thêm lúc nào cũng sấp sấp ngửa ngửa về lo cơm nước, nội trợ khiến Nhung gầy và hốc hác trông thấy. Chiến yêu và muốn giúp vợ nhưng mẹ anh giống như cảnh sát, luôn canh chừng con trai, không cho anh động vào bất cứ “việc đàn bà” nào. Chỉ khổ Nhung, hôm nào cũng mệt nhoài mà chẳng dám kêu ca, làm căng. Tính chuyện thuê người giúp việc càng không thể vì “mẹ không thích có người lạ ở trong nhà”… Bên cạnh đó, hàng tháng, Chiến vẫn đưa ¾ số lương của mình cho mẹ “như anh vẫn làm thế, mẹ cũng chỉ giữ hộ thôi mà”. Trong khi Nhung vẫn phải bỏ tiền chợ búa cho cả gia đình. “Mang tiếng vợ chồng trẻ, lương cao, mà tháng nào hết đứt tháng ấy, chả dành dụm được bao nhiêu”, Nhung chán nản.

Với mỗi người mẹ, đứa con trai thường là “của quý”, và họ không muốn san sẻ tình cảm này với một người phụ nữ khác. Người ta thường nói, không thể có hai con hổ trong một khu rừng, giữa mẹ chồng – nàng dâu, nếu không có sự thông cảm sẽ dẫn tới cuộc chiến giành quyền lực và sự ảnh hưởng. Nếu người đàn ông không khách quan, nghiêng về một phía để không bị vợ trách là “bám váy mẹ”, hoặc mẹ mắng “thằng hèn, để vợ xỏ mũi” thì gia đình tất yếu sẽ rất căng thẳng.

Sau nhiều ngày stress, Nhung đã cứng cỏi hơn, cô nhận thấy nhiều điều vô lý trong cách ứng xử của mẹ chồng. Ngấm ngầm phản đối bằng việc về muộn sau giờ làm, sáng lấy cớ đi thật sớm để không phải “đụng độ” với mẹ chồng. Lúc đầu, bà lặng im, nhưng chỉ một tuần sau, bà lên lịch thời gian biểu rõ ràng, yêu cầu cô phải làm đủ bằng ấy việc trong ngày, không cần biết giờ giấc. Tới khi, Nhung muốn có sự độc lập về tài chính, yêu cầu làm rõ các khoản chi tiêu trong gia đình thì mẹ chồng thủng thẳng: “Mẹ đã phải vay mượn rất nhiều để nuôi Chiến đi học, cưới vợ... Số tiền hàng tháng con trai đưa là để mẹ trả góp. Nếu con dâu thấy chưa ổn thì hai đứa trả hết nợ cho mẹ, rồi mỗi tháng mẹ sẽ đưa tiền đóng góp sinh hoạt phí”, khiến Nhung điếng người. Bực một nỗi là trong những cuộc nói chuyện thẳng thắng với mẹ chồng, Chiến toàn bàn lùi, hoặc nếu vợ làm căng thì anh đùn đẩy hết trách nhiệm cho vợ.

Thực ra, anh cũng rất đau lòng khi thấy mẹ và vợ căng thẳng. Không thể cứng rắn với mẹ, Chiến chỉ còn biết động viên và giải thích với vợ: “Anh không bao giờ muốn mẹ con căng thẳng". Nhưng, dù yêu chồng tới đâu, Nhung cũng không thể mãi chấp nhận sự lép vế và bất công trong gia đình chồng. Chẳng qua vì chồng cô quá nhu nhược, không thể tách nổi cái bóng quá lớn của mẹ mình nên mới vậy. Đó là cô còn chưa dám nghĩ tới việc có bầu, sinh con… Nỗi thất vọng về ông chồng nhu nhược cứ đầy lên theo năm tháng.

Lời khuyên của chuyên gia tâm lý: Người đàn ông trưởng thành phải có trách nhiện làm chỗ dựa vững chắc cho những người phụ nữ của mình. Bởi vậy, sự quyết đoán, mạnh mẽ, độc lập là những tố chất mà một người đàn ông bắt buộc phải có. Nếu vẫn giữ thói quen núp dưới cái bóng quá lớn của bố mẹ, gia đình thì hình ảnh bạn trong mắt vợ mình trở nên kém cỏi, nhu nhược. Tất nhiên, nam giới không nhất thiết phải "tự tung tự tác", trái ý bố mẹ mới là thể hiện sự bản lĩnh, độc lập. Thứ người đàn ông cần ở đây đơn giản là chính kiến bản thân, khả năng nhận định, phán đoán tình hình. Với những người vợ trẻ, tâm lý muốn trả đũa, hậm hực với nhà chồng không giải quyết được gốc rễ vấn đề chỉ khiến quan hệ vợ chồng càng tệ hại hơn, dễ khiến hạnh phúc bị rạn nứt. Cần khéo léo đưa ra quan điểm của mình và từng bước “kéo chồng ra khỏi “váy mẹ”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm