| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện Đa Nhim xả lũ lần 2: Nông dân mất... Tết!

Thứ Hai 13/12/2010 , 09:58 (GMT+7)

Nhiều hộ nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) lại cay đắng nhìn vườn tược của mình bị “tàn sát” bởi nước xả lũ lần 2 của NM thủy điện Đa Nhim.

Nhiều hộ nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) lại cay đắng nhìn vườn tược của mình bị “tàn sát” bởi nước xả lũ lần 2 của NM thủy điện Đa Nhim. Không có thương vong về người nhưng nhiều gia đình đã trắng tay và mất hết nguồn thu từ rau màu chờ bán Tết…

“TẾT LẤY GÌ ĂN ĐÂy?”

Nỗi đau mất của vì nước lũ từ NM thủy điện Đa Nhim đổ xuống vẫn còn in rõ trên những khuôn mặt đầy nỗi nhọc nhằn của nông dân vùng rau Đơn Dương. Một lần nữa, nỗi đau đó tiếp tục lặp lại khi ngày 5/12 vừa qua, nước lũ từ NM thủy điện Đa Nhim dồn dập đổ xuống với lưu lượng 300m3/s khiến hàng chục ha hoa màu của nông dân bị ngập và mất trắng.

Trước đó, nhận được tiền hỗ trợ của UBND tỉnh Lâm Đồng (huyện Đơn Dương được hỗ trợ 500 triệu đồng, Đức Trọng 200 triệu đồng) trong đợt NM thủy điện Đa Nhim xả lũ hồi đầu tháng 11 vừa qua (NNVN đã phản ánh) hàng trăm hộ dân huyện Đơn Dương lại gồng mình đứng dậy cải tạo đồng ruộng, đầu tư sản xuất, mang theo hi vọng sẽ vớt vát được phần nào số tài sản đã bị nước lũ cuốn trôi và mang theo hi vọng sẽ có cái ăn, cái tiêu trong những ngày giáp Tết.

Gặp chúng tôi, chị Mai Thị Hương ở xã Lạc Lâm nói trong nước mắt: “Thế là hết chú ơi, 4 công cải thảo giờ không còn gì nữa rồi, toàn bộ đã thối nhũn như cháo hết rồi. Tết này gia đình tôi không biết trông vào đâu nữa”. Nông dân Nguyễn Văn Hòa ở thị trấn Thạnh Mỹ đứng trên bờ nhìn 3 sào rau xà lách đang thối đen vì bị ngập nước bần thần nói! “Hết rồi, lần này là hết sạch rồi! Đợt lũ lần trước mấy sào rau chuẩn bị cho thu hoạch thì bị nước NM thủy điện xả tràn qua, bao nhiêu công sức đầu tư chăm sóc cuối cùng mất trắng. Rồi lần này cũng vậy”.

 Sau khi nhận được tiền hỗ trợ thiệt hại trong đợt NM thủy điện Đa Nhim xả lũ vào đầu tháng 11, gia đình ông Hòa đem hết mua giống, phân bón và thuê người dọn đồng ruộng, trồng lại 3 sào rau xà lách với hi vọng sẽ kiếm được ít tiền lời vào dịp cuối năm. Nhưng nay, tất cả đã trắng trơn, tan tành theo dòng nước.

MÙA MƯA XẢ LŨ, MÙA HẠN NGĂN DÒNG!

Ông Nguyễn Trọng Oánh – Giám đốc NM thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi – Đa Nhim khi nói về trách nhiệm của mình lại khẳng định, việc nông dân huyện Đơn Dương bị thiệt hại không hẳn là do NM xả lũ mà do lũ lụt… tự nhiên. Cũng theo ông Oánh, NM thủy điện do ông điều hành còn góp sức đắc lực vào việc hạn chế lũ lụt ở địa phương chứ không phải làm hại dân.Ông này còn cho biết, hồ thủy điện Đa Nhim đóng chân trên địa bàn huyện Đơn Dương chỉ có chức năng xả lũ vào mùa mưa chứ không có chức năng xả nước cho người dân sử dụng vào việc sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô.

Theo tìm hiểu của PV, thủy điện Đa Nhim chắn án ngữ con sông Đa Nhim chuyển toàn bộ nước về phía tỉnh Ninh Thuận. Riêng phần thuộc địa phận Lâm Đồng, mùa khô sông Đa Nhim trở thành con “sông chết” vì không có nước. Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, mỗi khi vào mùa khô, người dân huyện Đơn Dương chỉ còn cách là đào giếng dưới lòng sông để lấy nước tưới cho hoa màu. Còn mùa mưa, nước tràn sông suối, người dân Đơn Dương lại phải gánh thêm nước từ NM thủy điện Đa Nhim đổ xuống.

“Mùa khô khát cháy cần đến những giọt nước quý giá thì NM thủy điện này không có chức năng xả nước tưới. Cứ vậy, bao nhiêu năm nay hàng nghìn hộ dân của huyện Đơn Dương vẫn chia nhau gánh họa” – một cán bộ Hội Nông dân cho biết.

Đợt xã lũ lần trước (tháng 11) của thủy điện Đa Nhim gây ra thiệt hại 560 ha rau màu và 188 ha lúa. Mặc dù các ban ngành đã vào cuộc đòi công bằng nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa được đền bù xứng đáng. Còn đợt xả lũ lần 2 này, thủy điện Đa Nhim hiện vẫn chưa có tiếng nói nào về trách nhiệm cũng như chính sách đền bù thiệt hại cho người dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm