| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện sông Tranh 2: Tuyệt đối an toàn mới tích nước

Thứ Hai 19/11/2012 , 09:45 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Phải đặt an toàn tính mạng người dân lên trên hết. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các chương trình hỗ trợ theo cam kết và các phát sinh bổ sung. Khi nào tuyệt đối an toàn mới cho tích nước”.

Ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có chuyến thị sát nắm bắt tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2) thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Bộ trưởng đã đặt ra nhiều yêu cầu với các Bộ, các cấp, các đơn vị liên quan để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của người dân trong khu vực động đất và vùng hạ du thủy điện.

Không có bất thường sau động đất lớn?

Sau khi đi thị sát bên trong thân đập, thăm và xem xét mức độ nhà cửa người dân trong khu vực bị hư hỏng do động đất, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với UBND huyện Bắc Trà My.

Tại đây, ông Trần Văn Hải - Trưởng Ban quản lý thủy điện 3 khẳng định: Trận động đất gây rung động cấp 6 trong thang MSK-64, có giá trị 4,7 độ richter, không có tác động gì bất thường. Đây là trận động đất có gia tốc nhỏ hơn nhiều gia tốc thiết kế. Hoàn toàn yên tâm. Thân đập hiện không có gì bất thường, công trình an toàn. Lưu lượng thấm bình thường (2,77l/s), không có điểm thấm mới. Ban quản lý thủy điện 3 cũng cho rằng qua quan sát, nhà điều hành trên đỉnh đập có một số vết nứt giữa tường và trụ bê tông. Nhà dân có thêm nhiều vết nứt mới, vết nứt cũ rộng hơn nhưng không có công trình nào sụp đổ, hư hỏng.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thị sát trong thân đập

Ông Lê Tử Sơn - chuyên gia Viện Vật lý địa cầu - cho rằng: Gia tốc nền và trên mặt đập đều có mức độ lớn hơn các lần trước là do trận động đất vừa qua với chấn tâm nằm trong khu vực lòng hồ. Việc dịch xuống lòng hồ như vậy nên rung động đến đập ngắn hơn. Nhưng các thông số này theo ý kiến của chúng tôi là các số liệu tốt và đúng, còn việc quy ra cấp mấy còn phụ thuộc máy gia tốc đặt ở đâu, đo như nào. Tất cả đều đặt ở trong lòng đập, chỉ thể hiện phản ứng của đập với động đất chứ không phải mức độ mạnh của động đất.

Sau khi đi kiểm tra toàn bộ thân đập, TS Phạm Hữu Sy, chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng xác nhận: Hoàn toàn không có dấu hiệu gì bất thường, dao động của khe nhiệt cũng vậy. Độ mạnh động đất, nhỏ hơn động đất thiết kế 5,5 độ richter, động đất kiến tạo cũng nhỏ hơn nhiều. Có 1 cái có mâu thuẫn giữa các số liệu đo là số đo gia tốc nền 268 cm/s2 thì phải tương đương 6,5 độ richter và tương đương cấp 9 thang MSK, ở mức này nhà cửa sụp đổ, đất đai nứt nẻ nhưng ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu đó. Vậy nên số liệu này tôi cho là không chuẩn. Đập ổn định, nền đá lý tưởng, không có dấu hiệu gì bất thường, ảnh hưởng độ an toàn của đập.

Nhiều yêu cầu đặt ra

Ông Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Mối quan tâm lớn nhất trước đây là an toàn đập để đảm báo tính mạng 48.000 hộ của 5 huyện vùng hạ lưu. Cũng cần phản biện làm rõ thông tin về 268 cm/s2. Ông Thu nói: “Nhiều nhà khoa học cho rằng 4,6 đã hết, nhưng giờ lại 4,7, và như thế trước mắt sẽ mạnh thêm bao nhiêu nữa? Các tình hưống xảy ra người dân cần làm gì? 5,5 là mức an toàn đập, vậy còn nhà dân sẽ như thế nào? Về thiệt hại, đề nghị EVN hỗ trợ ngay cho người dân trong đợt khảo sát vừa qua. Tiếp tục hỗ trợ khắc phục hệ thống nước sinh hoạt cho người dân và hỗ trợ làm tiếp 20km đường từ Tam Kỳ đi Trà My còn lại”.


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thị sát trên bờ đập chính

Ban quản lý thủy điện 3 cho rằng: Riêng đối với 856 nhà ở bị ảnh hưởng, mức độ hư hỏng của từng công trình đã được tính toán để hỗ trợ người dân. Đợt 1 là 2,53 tỷ đồng. Dự kiến sửa chữa hoàn thành tháng 11/2012. Sẽ hỗ trợ bê tông hóa 3 km đường nội bộ khu tái định cư. Thảm mới 20 km tỉnh lộ 616. Hiện huyện đang thực hiện thủ tục để nhanh chóng giải ngân thực hiện. EVN phối hợp hỗ trợ khắc phục hư hỏng, bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt 1,2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Hải - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng: Động đất là kích thích hay cái gì khác thì người dân vẫn phải đối phó hàng ngày với hiện tượng này. Nếu không an toàn thì phải xem xét lại toàn bộ. Đây là việc chúng ta phải có trách nhiệm. Nhà dân cần phải được an toàn trên cả đập.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Phải đặt an toàn tính mạng người dân lên trên hết. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các chương trình hỗ trợ theo cam kết và các phát sinh bổ sung. Khi nào tuyệt đối an toàn mới cho tích nước”.

Ông Dũng cũng yêu cầu: Bộ KHCN thực hiện ngay việc mời chuyên gia nước ngoài đánh giá toàn diện động đất tại đây; bổ sung ngay các thiết bị máy móc. Đề nghị địa phương kiểm tra phối hợp với chủ đầu tư và các bộ ngành xử lý những tình huống đột xuất, đặc biệt là điều tiết mực nước trong hồ. Yêu cầu Cục giám định tiếp tục phối hợp với địa phương và chủ đầu tư kiểm tra, hướng dẫn người dân. Đề nghị Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các công trình xây dựng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất