| Hotline: 0983.970.780

Thụy Điển vẫn chới với trong đại dịch

Thứ Bảy 13/06/2020 , 20:26 (GMT+7)

Hiện chỉ còn Ba Lan, Thụy Điển là các quốc gia EU chưa vượt qua đỉnh Covid-19, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết.

Người dân ra ngoài tận hưởng thời tiết ấm áp ở Malmo, Thụy Điển, hôm 26/5/2020. Cạnh đó là một tấm biển có nội dung: 'Ở Malmo mọi thứ đều gần gũi. Nhưng bây giờ chúng ta cần giữ khoảng cách'. Ảnh: AP.

Người dân ra ngoài tận hưởng thời tiết ấm áp ở Malmo, Thụy Điển, hôm 26/5/2020. Cạnh đó là một tấm biển có nội dung: "Ở Malmo mọi thứ đều gần gũi. Nhưng bây giờ chúng ta cần giữ khoảng cách". Ảnh: AP.

"Làn sóng virus ban đầu đã vượt qua đỉnh điểm ở tất cả các quốc gia, ngoại trừ Ba Lan và Thụy Điển", ECDC viết trong bản đánh giá rủi ro mới nhất công bố hôm 11/6.

Cơ quan y tế EU cho biết các biện pháp phong tỏa trên toàn EU/EEA - bao gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Vương quốc Anh dẫn đến việc giảm 80% tỷ lệ người mắc bệnh kể từ đỉnh dịch (ngày 9/4).

Nhưng ở Ba Lan và Thụy Điển, tỷ lệ mắc bệnh "ở mức cao nhất chưa từng thấy".

28 trong số các quốc gia được theo dõi bởi ECDC, bao gồm cả Ba Lan, có tỷ lệ nhiễm mới hiện tại dưới 20 trường hợp trên 100.000 dân, trong khi Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha có tỷ lệ từ 20-100 trên 100.000 dân.

Thụy Điển là quốc gia duy nhất có tỷ lệ trên 100 trường hợp trên 100.000 dân.

"Sự gia tăng trong xét nghiệm ở Thụy Điển có thể giải thích phần nào sự gia tăng này", ECDC nói.

Cơ quan y tế Thụy Điển xác nhận 48.288 trường hợp mắc Covid-19 tính đến ngày 11/6 với 4.314 ca tử vong. Gần hai phần ba số người nhiễm virus của đất nước (khoảng 29.811) được báo cáo sau ngày 23/4, chiếm 6% tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở 31 quốc gia EU kể từ đó.

Chỉ có Vương quốc Anh, Italia, Tây Ban Nha và Pháp - các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu - cũng như Đức, có trường hợp cao hơn.

Thụy Điển khăng khăng đâm đầu vào thảm họa bằng cách kiên quyết không áp dụng phong tỏa. Chính phủ nước này chỉ kêu gọi dân chúng tự nguyện thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội - một chiến lược dẫn đến sự choáng váng từ các nước láng giềng.

Tuy nhiên, ECDC lưu ý rằng "Dữ liệu di động của Google cho thấy tại Hạt Stockholm trong tuần 6/4/2020, lưu lượng người Thụy Điển qua các trung tâm giao thông giảm 49%, số người làm việc như bình thường giảm 48% và sự hiện diện của người dân tại các không gian bán lẻ cũng như giải trí giảm 30%, so với mức cơ bản".

Một sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường hợp cũng đã được quan sát thấy trong những ngày gần đây tại Ba Lan sau khi các ổ dịch được báo cáo tại những mỏ than.

Quốc gia Đông Âu báo cáo 28.201 ca nhiễm bệnh được xác nhận, với hơn 1.150 được ghi nhận vào cuối tuần trước, ít nhất một nửa trong số đó là công nhân mỏ than.

Hầu hết các nước EU đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa vào giữa tháng 3 mặc dù các cuộc tụ tập lớn cũng như việc di chuyển trong và ngoài khối vẫn bị hạn chế nghiêm ngặt.

Một số quốc gia EU đã mở lại biên giới của họ với các nước láng giềng có tỷ lệ lây nhiễm tương tự và dự kiến ​​sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15/6.

Warsaw, đã hoãn cuộc bầu cử tổng thống vì đại dịch, bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa vào giữa tháng 5 và hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm quán bar và chuỗi nhà hàng, đã mở cửa trở lại.

“Ba Lan sẽ mở lại biên giới với các quốc gia thành viên EU khác vào ngày 13/6”, quốc gia này cho biết trong một tuyên bố hôm 10/6.

Chỉ có kiểm tra ngẫu nhiên sẽ được tiến hành, "chính xác như trước khi xảy ra đại dịch virus", Văn phòng Thủ tướng Ba Lan nói trong một tuyên bố.

"Du khách sẽ lấy lại quyền tự do ra vào, xuất cảnh và quá cảnh qua lãnh thổ của Ba Lan. Họ sẽ không bị cách ly", tuyên bố nói thêm.

(Theo euronews)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất