| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện xả lũ tại Nghệ An: Hậu quả nặng nề, hỗ trợ nhỏ giọt

Thứ Sáu 26/10/2018 , 14:30 (GMT+7)

Sau rất nhiều động thái trì hoãn, rốt cuộc phía EVNGENCO 1, chủ đầu tư của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ - tác nhân chính gây nên tình trạng ngập lụt kinh hoàng tại các huyện miền núi thuộc tuyến Quốc lộ 7 của tỉnh Nghệ An đã chấp nhận chi ra nguồn kinh phí hỗ trợ.

Tuy nhiên số tiền quá nhỏ so với mức độ thiệt hại mà người dân đã phải gánh chịu bấy lâu nay.

11-11-42_2
11-11-42_1
Hàng chục ha bãi màu tại huyện Con Cuông bị cày xới thảm hại sau đợt xả lũ

Sau gần 2 tháng “đấu trí” căng thẳng, rốt cuộc Tổng công ty phát điện 1 (EVNGENCO 1) cũng thống nhất phương án ủng hộ số tiền 3 tỷ đồng giúp người dân huyện miền núi Tương Dương khắc phục hậu quả sau đợt mưa lũ vào cuối tháng 8/2018.

Đành rằng EVNGENCO 1 đã chấp nhận xuống nước, nhưng động thái này chưa đủ sức thuyết phục. Cần biết rằng cơn bão số 4 và đợt xả lũ ngay kế đó đã nhấn chìm nhiều bản làng tại huyện Tương Dương, hàng trăm hộ dân phút chốc lâm vào tình cảnh khốn cùng, chưa kể hàng loạt công trình, hạng mục cùng nhiều diện tích hoa màu... cũng bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại hơn 101 tỷ đồng, riêng đợt xả lũ làm mất trắng trên dưới 40 tỷ.

Qua ghi nhận thực tế, mặc dù mưa lũ đã dứt từ khá lâu nhưng nhiều khu vực trên địa bàn huyện này vẫn chưa thể gượng dậy sau cơn “thập tử nhất sinh”. Tính đến hiện tại, đời sống của hàng chục hộ dân 2 xã “trọng điểm” Yên Na, Lượng Minh vẫn đối diện với vô vàn khó khăn, chính quyền các cấp đang thực sự bối rối xoay quanh công tác xử lý (bố trí tái định cư, không có diện tích đất phù hợp, thiếu kinh phí) vì diễn biến tình hình vượt quá khả năng cho phép.

Cùng với Tương Dương, huyện Con Cuông cũng bị tác động hết sức nặng nề. Được biết đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 28/8/2018 khiến cho lượng nước chảy về các hồ chứa thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Cả tăng cao bất thường. Khi thực hiện quy trình vận hành liên hồ, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ và Thủy điện Khe Bố đã triển khai xả lũ với lưu lượng từ 3.000 - 3.500 m3/s, có lúc đỉnh điểm trên 4.000 m3/s.

Lượng nước xả về hạ lưu quá lớn nhanh chóng gây nên tình trạng ngập lụt trên diện rộng, nhiều nhà dân bị nhấn chìm, hàng loạt công trình hạ tầng thiết yếu bị phá hủy, đời sống của nhân dân bị đảo lộn tứ tung. Vấn đề nan giải nhất lúc này là tình trạng mất đất nông nghiệp cũng như sạt lở nghiêm trọng tại 2 bên bờ sông Lam, hàng chục ha diện tích đất đai màu mỡ trải dài ngút mắt, phẳng lì trước kia nay bị cày xới thảm hại do tác động của tầng tầng lớp lớp đất đá, bùn lầy từ thượng nguồn thi nhau đổ xuống.

11-11-42_6
Các nhà máy thủy điện phải có trách nhiệm đền bù thỏa đáng những thiệt hại đã gây ra

Không đành lòng trước cảnh bờ xôi ruộng mật bị tàn phá tan hoang, nhiều hộ bấm bụng tìm cách khắc phục nhưng rồi đành lực bất tòng tâm. “Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào kinh hoàng đến thế, nước đổ về ầm ầm như muốn nuốt chửng tất thảy mọi thứ, đến những bụi tre cắm rễ sâu hoắm vào lòng đất còn bị sóng đánh bật cả gốc thì rau màu dưới bãi chịu sao thấu. Đổ mồ hôi sôi nước mắt, chăm bẵm từng tí một mới được chút thành quả, của ăn đến miệng rồi thì bị mất.

Giờ muốn tiếp tục canh tác cùng đành chịu, khắp bãi toàn đá, cát sỏi dày cộm thế kia. Hậu quả do thủy điện gây ra rõ mồn một nhưng không thấy họ đả động gì đến, chúng tôi không tài nào hiểu nổi”, ông Nguyễn Duy Bình, trú tại khối 3, thị trấn Con Cuông không giấu nổi bức xúc.

Qua đánh giá sơ bộ, tổng thiệt hại toàn huyện Con Cuông do quá trình xả lũ của 3 nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và Nậm Mô không dưới con số 15 tỷ đồng. Dù rằng UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, tích cực đấu mối cùng các đơn vị liên quan nhằm đi đến phương án sau cùng. Thế nhưng kết quả chẳng đâu vào đâu, theo lời Phó Chủ tịch UBND huyện Lô Văn Thao, tất cả những gì địa phương nhận được đến lúc này chỉ gói gọn trong… 100 triệu đồng.

Thiên tai, lũ lụt ập đến là điều bất khả kháng, nhưng rõ ràng quá trình vận hành xả lũ bất hợp lý của các nhà máy thủy điện trên lưu vực thượng nguồn sông Cả vừa qua là một trong những nguyên nhân chính khiến thiệt hại lên gấp bội. Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị này phải có trách nhiệm đền bù thỏa đáng cho chính quyền, cho nhân dân chứ không phải chỉ tiến hành hỗ trợ với mục đích nhằm xoa dịu dư luận…

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm