| Hotline: 0983.970.780

Thụy Sỹ đóng góp 365.000 Franc cho dự án RIICE tại Việt Nam

Thứ Tư 17/07/2019 , 20:23 (GMT+7)

Chiều 17/7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Đại sứ Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam ký kết hiệp định tài trợ vốn thực hiện giai đoạn 3, dự án “Thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi” (viết tắt tiếng Anh là RIICE).

Ký kết hiệp định tài trợ vốn thực hiện giai đoạn 3, dự án Thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi RIICE.

Theo đó, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ (SDC) sẽ đóng góp 365.000 Franc Thụy Sỹ, tương đương 82% tổng giá trị dự án, nhằm thực hiện những bước cuối cùng để thể chế hóa và tích hợp RIICE vào hệ thống theo dõi canh tác và sản xuất lúa chính thức của Bộ NN-PTNT và phía Bộ NN-PTNT sẽ đóng góp 18% kinh phí dự án.

Kể từ năm 2013, SDC đã hỗ trợ thực hiện dự án RIICE tại các nước sản xuất lúa gạo chính trong khu vực như Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Trong hai giai đoạn trước, các đối tác nước ngoài và trong nước đã thực hiện thử nghiệm và hiệu chỉnh các thông số.

Tại Việt Nam, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (NIAPP) và Đại học Cần thơ (CTU) đã thực hiện đo đạc và xác thực tại hiện trường, cũng như xử lý số liệu tại hai vựa lúa chính của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng tôi rất vui khi chứng kiến các đối tác trong nước đã nắm được nghiệp vụ kỹ thuật và sử dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ viễn thám và điện toán đám mây nhằm hỗ trợ các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, mà trước hết là các nông dân sản xuất nhỏ.

Với công nghệ này, các cơ quan trong ngành nông nghiệp có thể tiếp cận số liệu chính xác, khách quan, và kịp thời để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, và nhất là tăng cường công tác quản lý rủi ro thiên tai”, Đại sứ Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam bà Beatrice Maser cho biết.

RIICE sử dụng tín hiệu vệ tinh được cung cấp miễn phí để từ đó tạo ra và cung cấp các thông tin hữu ích cho các cơ quan liên quan, ví dụ bản đồ diện tích canh tác lúa, số liệu về diện tích lúa, năng suất lúa,... Nhờ các số liệu này, các cơ quan liên quan có thể dễ dàng theo dõi thực trạng sản xuất lúa. Các bản đồ theo dõi thảm họa như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,... sẽ giúp nông dân và chính quyền địa phương phản ứng kịp thời và hiệu quả hơn.

“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, chúng ta không thể cứ áp dụng mãi các phương pháp quản lý rủi ro truyền thống. RIICE chính là một công cụ quản lý mới và hiệu quả, góp phần tiết kiệm đáng kể nhân lực và chi phí. Số liệu do dự án RIICE cung cấp sẽ được sử dụng trong chương trình bảo hiểm lúa tại An Giang và Thái Bình. Các bài học kinh nghiệm từ đây sẽ được áp dụng để triển khai chương trình bảo hiểm của chính phủ tại các địa phương khác trong cả nước”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

RIICE là một chương trình đối tác công - tư do SDC và Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) tài trợ nhằm áp dụng công nghệ vào hỗ trợ bảo hiểm cây trồng cho đối tượng nông dân. RIICE được thực hiện bởi liên danh gồm Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Cơ quan Phát triển Quốc tế Đức (GIZ), công ty Sarmap của Thụy Sỹ, SDC, và Swiss Re.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm