| Hotline: 0983.970.780

Tỉ mẩn chuyện khảo nghiệm NPK-S Lâm Thao hàm lượng cao ở miền núi

Thứ Năm 14/05/2020 , 07:01 (GMT+7)

Ở mỗi địa điểm khảo nghiệm, các nhà khoa học thực hiện 4 công thức bón để chọn ra cái tối ưu nhất. 

16-15-01_cm_cnh
Chăm sóc cam (Ảnh minh họa).

Tạo công thức chăm sóc riêng cho mỗi vùng đất, mỗi khí hậu, mỗi loại cây trồng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và môi trường là mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hoá khi kết hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để khảo nghiệm những loại phân bón…

Cây ăn quả có múi nói chung và cam nói riêng là một trong những sản vật có tiếng ở Yên Bái và nhất là Tuyên Quang. Khí hậu Yên Bái có 2 mùa rõ rệt gồm mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) và mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10). Khí hậu Tuyên Quang cũng tương tự như thế.

Cùng là đất đỏ vàng nhưng ở Yên Bái có tính chất chua, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, kali tổng số đều nghèo, lân tổng số rất nghèo, lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu nghèo còn ở Tuyên Quang tuy cũng chua nhưng hàm lượng hữu cơ, đạm từ trung bình đến giàu, lân tổng số, lân dễ tiêu giàu, kali tổng số nghèo, kali dễ tiêu giàu.

Ở mỗi địa điểm khảo nghiệm, các nhà khoa học thực hiện 4 công thức bón để chọn ra cái tối ưu nhất. Xác định liều lượng và tỷ lệ N, P2O5, K2O thích hợp nhất của các công thức bón phân NPK-S Lâm Thao: NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S, NPK-S Lâm Thao 16-8-16+4S, NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S cho cây cam. Kết quả là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình bón các loại phân NPK-S Lâm Thao cho cây cam.

Đối với cam V2 loại 5 năm tuổi tại Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái, công thức 3 và 4 có số quả nhiều hơn đối chứng 30 - 32,7 quả/cây, đạt 300 - 303 quả/cây, trong khi đối chứng chỉ đạt 270,3 quả/cây. Tỷ lệ rụng quả ở công thức 3 và 4 là 9,0 - 10,0%, tương đương với đối chứng là 9,7%.

Công thức 4 cho năng suất cam cao nhất, đạt 34,8 tấn/ha, cao hơn đối chứng 4,1 tấn/ha, tương ứng tăng 13,4%; công thức 3 đạt 34,4 tấn/ha, cao hơn đối chứng 3,7 tấn/ha, tương ứng tăng 12,1%.

Công thức 4 cho lợi nhuận cao nhất đạt 627.173.750 đ/ha, so với đối chứng tăng 76.867.750 đ/ha, tương ứng tăng 14,0%; công thức 3 đạt 617.358.450 đ/ha, tăng 67.052.450 đ/ha, tương ứng tăng 12,2%.

Còn về chất lượng, so với đối chứng thì công thức 4 có hàm lượng chất khô, đường tổng số, độ brix, axit hữu cơ có xu hướng cao hơn còn vitamin C và Nitrat có xu hướng thấp hơn. Khả năng bảo quản quả cam của các công thức thí nghiệm là tương đương, sau 20 ngày bảo quản tỷ lệ quả hỏng đã lên tới 24 - 26%, trung bình 25%.

Đối với cam sành loại 8 năm tuổi tại Minh An, Văn Chấn, Yên Bái, công thức 3 và 4 có số quả nhiều hơn đối chứng 16,0 - 19,5 quả/cây, đạt 189,5 - 193 quả/cây, trong khi đối chứng chỉ đạt 173,5 quả/cây. Tỷ lệ rụng quả của công thức 3 và 4 là 8,9 - 9,2%, tương đương với đối chứng là 8,9%. Công thức 4 cho năng suất cam cao nhất, đạt 21,6 tấn/ha, cao hơn đối chứng 2,5 tấn/ha, tương ứng tăng 13,1%; công thức 3 đạt 21,6 tấn/ha, cao hơn đối chứng 2,3 tấn/ha, tương ứng tăng 12,0%.

Công thức 4 cũng cho lợi nhuận cao nhất, đạt 251.337.500 đ/ha, tăng so với đối chứng 26.345.500 đ/ha, tương ứng tăng 11,7%; công thức 3 đạt 250.514.000 đ/ha, tăng 25.522.000 đ/ha, tương ứng tăng 11,3%; So với đối chứng thì công thức này có hàm lượng chất khô, đường tổng số và độ Brix có xu hướng cao hơn, Vitamin C và Nitrat có xu hướng thấp hơn, Axit hữu cơ tương đương. Khả năng bảo quản quả cam của các công thức là tương đương, sau bảo quản 20 ngày tỷ lệ quả hỏng đã lên tới 28 - 30%, trung bình chiếm 30%.

Đối với cam sành, 8 năm tuổi tại tại Thái Sơn, Hàm Yên, Tuyên Quang, công thức 3 và 4 có số quả nhiều hơn đối chứng 16,8 - 19,5 quả/cây, đạt 181,8 - 184,5 quả/cây, trong khi đối chứng chỉ đạt 165,0 quả/cây. Tỷ lệ rụng quả của công thức 3 và 4 là 9,5 - 10,0%, tương đương với đối chứng là 10,7%.

Công thức 4 cho năng suất cam cao nhất, đạt 17,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng 1,9 tấn/ha, tăng 12,2%, cho lợi nhuận cao nhất đạt 192.337.500 đ/ha, tăng so với đối chứng 18.845.500 đ/ha, tương ứng tăng 10,9%; công thức 3 đạt 188.514.000 đ/ha, tăng hơn đối chứng 15.022.000 đ/ha, tướng ứng tăng 8,7%.

So với đối chứng thì công thức này có hàm lượng Vitamin C, đường tổng số, cao hơn, còn chất khô, độ Brix, Axit hữu cơ và Nitrat tương đương. Khả năng bảo quản quả cam của các công thức tương đương như nhau sau 20 ngày bảo quản tỷ lệ quả hỏng đã lên tới 28 - 30%, trung bình chiếm 30%.

Đối với cam V2 loại 10 năm tuổi tại Tứ Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang, công thức 3 và 4 có số quả nhiều hơn đối chứng 26,3 - 29,8 quả/cây, đạt 272,8 - 276,3 quả/cây, trong khi đối chứng chỉ đạt 246,5 quả/cây. Tỷ lệ rụng quả của công thức 3 và 4 là 10,1 - 11,0%, tương đương với đối chứng là 10,4%.

Công thức 4 cho năng suất cam cao nhất, đạt 24,7 tấn/ha, cao hơn đối chứng 2,6 tấn/ha, tăng 11,8%. Đây cũng là công thức cho lợi nhuận cao nhất, đạt 422.042.850 đ/ha, tăng so với đối chứng 46.991.100 đ/ha, tương ứng tăng 12,5%; công thức 3 đạt 417.985.000 đ/ha, tăng hơn đối chứng 42.933.250 đ/ha, tương ứng tăng 11,4%.

So với công thức 3 thì công thức 4 có hàm lượng đường tổng số, Nitrat cao hơn, còn chất khô, độ Brix, Axit hữu cơ tương đương và Vitamin C thấp hơn. Khả năng bảo quản quả cam của các công thức tương đương như nhau, sau 20 ngày bảo quản tỷ lệ quả hỏng đã lên tới 24 - 26%, trung bình chiếm 25%.

Khuyến cáo của các nhà khoa học

Đối với cây cam V2 loại 5 năm tuổi tại Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái khuyến cáo lượng bón kết hợp 800 kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S, 985 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S, 900 kg NPK-S Lâm Thao 16-8-16+4S hoặc lượng bón kết hợp 800 kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S, 2095 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S.

Đối với cam sành 8 năm tuổi tại Minh An, Văn Chấn, Yên Bái và Thái Sơn, Hàm Yên, Tuyên Quang khuyến cáo sử dụng bón kết hợp 1.025 kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S + 1.230 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S + 1.100 kg NPK-S Lâm Thao 16-8-16+4S hoặc bón kết hợp 1.025kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S + 2.585 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S.

Đối với cam V2 loại 10 năm tuổi tại Tứ Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang khuyến cáo sử dụng bón kết hợp 1.200kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S + 1.477 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S + 1.350 kg NPK-S Lâm Thao 16-8-16+4S hoặc bón kết hợp 1.200kg NPK-S Lâm Thao 16-16-8+6S + 3.140 kg NPK-S Lâm Thao 13-13-13+4S.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.