| Hotline: 0983.970.780

Tích cực phòng chống cháy rừng

Thứ Hai 10/03/2014 , 10:38 (GMT+7)

Tây Nguyên là địa bàn luôn nằm trong cấp dự báo cháy rừng cao nhất: Cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm.

Tây Nguyên đang là cao điểm mùa khô. Từng cơn nắng dữ dội, hầm hập quất xuống những cánh rừng vốn đã không thể khô hơn kể từ đầu mùa khô đến giờ. Đây là địa bàn luôn nằm trong cấp dự báo cháy rừng cao nhất: Cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm.

KON TUM: CHUYÊN TRÁCH ĐẾN TẬN THÔN, LÀNG

Kon Tum là tỉnh cực bắc Tây Nguyên với 9 huyện, thành phố, bao gồm 97 xã, phường, thị trấn, trong đó đã có đến 80 xã, thị trấn có rừng. Với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh gần 969.000 ha, Kon Tum có 657.000 ha rừng (chiếm 18,7% với các loại rừng tre nứa, lau lách xen lẫn cây bụi, rừng khộp, rừng thông). Đặc biệt, Kon Tum có khoảng 10.000 ha rừng trồng nguyên liệu giấy, hơn 9.500 ha rừng trồng của các Cty TNHH MTV lâm nghiệp, gần 3.000 ha rừng trồng của các Ban Quản lý rừng phòng hộ..., là diện tích được xác định có nguy cơ cháy cao (hơn 20 ngàn ha).

Ngay từ trước mùa khô 2013 - 2014, Ban Chỉ đạo Quản lý - bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã chủ động xây dựng “Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Kon Tum mùa khô 2013 - 2014”. Theo đó, toàn tỉnh đã thành lập 90 Ban Chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) các cấp với gần 1.900 người luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ gồm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 470 người, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh 185 người, Sư đoàn 10 là 1.000 người, Công an tỉnh 35 người, ngành Kiểm lâm tỉnh 266 người.

Bên cạnh con người, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum cũng đã chủ động xây dựng các công trình phòng cháy rừng với 36 km đường băng xanh, gần 1.700 km đường băng trắng cản lửa; 81 chòi canh, 199 công trình chứa nước cùng nhiều công trình khác. Ngoài ra, các phương tiện chữa cháy cũng đã được huy động tối đa với gần 6 ngàn dụng cụ thủ công, gần 300 máy móc, xe cơ giới, 58 xe ô tô các loại và gần 900 xe máy sẵn sàng huy động tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Đặc biệt, trong công tác PCCCR, Kon Tum đã chủ động xây dựng lực lượng chuyên trách PCCCR từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, các chủ rừng, thôn làng. Ở cấp tỉnh gồm các lực lượng nòng cốt như liểm lâm, công an tỉnh, lực lượng quân đội… Ở cấp thôn làng thì mỗi thôn, làng lập một tổ, đội bảo vệ rừng và PCCCR gồm 10 - 15 người, chỉ huy trực tiếp là thôn trưởng; nhân lực tại chỗ là nhân dân toàn thôn trong đó tổ, đội PCCCR là lực lượng nòng cốt.

Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum (Phó trưởng Ban thường trực BCĐ Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum), cho biết: Phòng, chữa cháy rừng phải dựa vào sức dân. Việc huy động toàn bộ nhân dân tham gia chữa cháy khi rừng bị cháy, bên cạnh việc kịp thời dập tắt ngọn lửa, còn là cách tuyên truyền cho nhân dân trong việc phòng, chống cháy rừng và bảo vệ rừng. Cũng theo ông Hải thì “phòng cháy là chính, chữa cháy phải kịp thời, khẩn trương, triệt để, không để tái cháy trên diện tích đã chữa”.

GIA LAI: TẬP TRUNG VÀO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY

Ông Nguyễn Nhĩ - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, cho biết: “Công tác phòng cháy là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi xảy ra cháy rừng, tỉnh cũng đã chuẩn bị đủ lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy”.

Trên tinh thần đó, ngay từ đầu mùa khô 2013 - 2014, ngành Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, thành lập đoàn liên ngành gồm lâm nghiệp và công an, đi kiểm tra, đôn đốc các huyện, triển khai kế hoạch phòng cháy của mùa khô năm nay. Đông thời chỉ đạo cho các Hạt Kiểm lâm, tham mưu cho huyện xây dựng phương án PCCCR theo phương châm bốn tại chỗ (gồm lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần). Đến nay, 17 huyện, thị xã, thành phố đã có phương án PCCCR. Theo ông Nguyễn Hữu Long - Trưởng phòng Quản lý - bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm Gia Lai) thì: Cần phải xác định chính xác các điểm có nguy cơ cháy rừng cao (Gia Lai hiện có 127 điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao). Đối với các Hạt Kiểm lâm, mỗi Hạt đã thành lập một đội chữa cháy khoảng 10 người với đầy đủ dụng cụ, phương tiện luôn sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy rừng. Đồng thời các Hạt phải thực hiện việc tuần tra canh gác liên tục, đặc biệt là đối với các trọng điểm cháy.

Bên cạnh những biện pháp trên, ngành Kiểm lâm Gia Lai cũng đã chú trọng việc kiểm tra, hướng dẫn nhân dân; nghiêm cấm đốt nương rẫy trong thời kỳ cao điểm cháy rừng, hướng dẫn nhân dân ký cam kết “An toàn lửa rừng”…

Với các công trình PCCCR, đơn vị cũng đã triển khai tốt việc làm đường ranh cản lửa, đốt có điều khiển trước mùa khô… Chính nhờ làm tốt công tác phòng cháy mà đến thời kỳ cao điểm của mùa khô như ở thời điểm này, Gia Lai mới chỉ xảy ra một vài vụ cháy lẻ tẻ ở lớp thực bì trên đất lâm nghiệp, các vụ cháy trên đã được kịp thời phát hiện và cứu chữa.

Cũng theo ông Long, tổng kinh phí của ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác PCCCR năm nay là khoảng 5 tỷ đồng, tập trung vào 127 điểm có nguy cơ cháy cao của 17 huyện, thị xã, thành phố và 42 đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh (tính ra chỉ có 15 ngàn đồng cho 1 ha rừng).

Nắng nóng, khó khăn là vậy, nhưng lực lượng Kiểm lâm của Gia Lai - Kon Tum vẫn ngày đêm bám rừng, phát hiện từng đốm lửa nhỏ, đề phòng từng khả năng dẫn đến cháy rừng, để giữ cho rừng nơi đây mãi xanh tươi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm