| Hotline: 0983.970.780

Tích tụ đất đai, nhìn từ Cường Tân

Thứ Sáu 17/06/2011 , 10:55 (GMT+7)

Đến nay Cường Tân đã thuê tổng cộng diện tích là 210 ha ở 6 xã và 1 nông trường tại Nam Định để sản xuất giống lúa lai...

Khi Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) tham gia SX giống lúa lai thì thị trường này đã trở thành một chiến trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong khi nhiều đại thụ của làng giống trong và ngoài nước phải tháo lui do sự bấp bênh của thị trường cũng như sự đỏng đảnh thái quá của thời tiết thì Cường Tân gây cú chấn động với sự kiện mua bản quyền giống lúa lai TH3-3 giá 10 tỉ.

Sau đó, Trung tâm KNKN quốc gia còn hợp tác với Cường Tân trong việc hỗ trợ xây dựng mô hình SX giống hạt lai. Một định hướng làm ăn lớn mở ra tuy nhiên đơn vị lại vấp phải khó khăn về quỹ đất. SX giống hạt lai cần đầu tư lớn, cần những điều kiện tự nhiên cùng cách ly thích hợp nên không thể “ăn đong” tạm bợ, nay đây, mai đó được. Thực tế trên đã thúc đẩy Cường Tân tìm cách tích tụ ruộng đất theo hướng bền vững. Nông dân không mất đất mà còn được lợi từ cho thuê đất, ai có năng lực được giao lại đất để SX, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm và bảo hành khi gặp rủi ro.

Sau khi thuê đất Cty từng bước tiến hành cải tạo lại, san lấp mặt bằng, đắp bờ vùng bờ thửa, đào mương, xây cầu cống để thuận tiện cho cơ giới hóa SX và tưới tiêu… Đặc thù của nông thôn ngày nay phần lớn lao động trẻ, khỏe thường đi làm ăn xa cộng thêm ruộng đồng manh mún nên thâm canh khó, năng suất cây trồng thấp. Nhiều diện tích ruộng ở chỗ cách biệt, khó khăn gần như để hoang hóa. Tuy nhiên, để thuê được cả vùng liền khoảnh rất khó bởi có hộ nông dân không cho thuê hoặc không chịu đổi đi chỗ khác.

Vì vậy ngoài giá thuê thỏa đáng, sự vào cuộc của lãnh đạo chính quyền và đoàn thể các địa phương là rất cần thiết. Đến nay Cường Tân đã thuê tổng cộng diện tích là 210 ha ở 6 xã và 1 nông trường tại Nam Định, vùng nhỏ nhất là 15 ha, lớn nhất là 44 ha. Nhiều vùng trước đây cỏ mọc xen lúa thì nay là những cánh đồng tít tắp một màu xanh của ruộng SX hạt lai F1 với năng suất trung bình 25-30 tạ/ha, năm thuận lợi có thể đạt 30-35 tạ/ha. Cty đã đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản giống, mua sắm trang thiết bị phục vụ SX, chế biến như máy gặt, giàn sấy lúa. Ngoài ra đơn vị còn ứng vốn hàng tỉ đồng cho các hộ nông dân mua máy làm đất, máy phun thuốc trừ sâu, hoá chất, xe vận chuyển… nên đã cơ giới hóa được các khâu phòng trừ sâu bệnh, làm đất, thu hoạch, phơi sấy… Việc giải phóng sức lao động nặng nhọc đã giúp cho hộ nông dân có thể nhận SX ở diện tích lớn 5-7 ha mà canh tác cũng như quản lý không quá khó khăn.

Cơ chế gắn kết giữa Cty và nông dân chính là ở khâu ăn chia theo kiểu khoán. Cty chịu trách nhiệm đầu tư, ứng trước giống lúa bố mẹ, vật tư, hóa chất, thuốc BVTV cùng chỉ đạo kỹ thuật. Nông dân thực thi toàn bộ quy trình kỹ thuật, bỏ công lao động, làm ra sản phẩm cuối cùng. Thóc nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng được Cty thu mua hết. Vụ xuân năm 2011, Cường Tân làm ba tổ hợp lai là CT16, Nhị ưu 838, Bắc ưu 903. Ngoài thiếu hụt nguồn giống bố mẹ lại gặp rét đậm, rét hại kéo dài nên rất vất vả cho việc chỉ đạo, khắc phục, năng suất dự kiến ở mức 25-27 tạ/ha. Theo giám đốc Đoàn Văn Sáu, SX hạt lai vụ mùa ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều hiểm họa rình rập như mưa lớn kéo dài, có nhiều trận bão càn quét. Tuy nhiên, kinh nghiệm điều khiển trỗ bông từ 10-30/9 là tương đối an toàn, đặc biệt với tổ hợp lai 2 dòng TH3-3 có khả năng tiếp nhận phấn của dòng mẹ rất tốt. Do vậy, ngoài diện tích 210 ha của Cty đang SX tại Nam Định, đơn vị sẽ còn mở rộng SX lúa lai hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất