| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng lớn, ẩn họa nhiều

Thứ Hai 08/09/2008 , 13:00 (GMT+7)

Không thể phủ nhận tiềm năng to lớn về thuỷ điện ở khu vực này, tuy nhiên theo đó cũng đã nảy sinh không ít bất cập. Trên thực tế, rừng Tây Nguyên đang mất dần cho cây cao su, cho các công trình thuỷ điện và cho nhiều dự án khác nữa.

Không thể phủ nhận tiềm năng to lớn về thuỷ điện ở khu vực này, tuy nhiên theo đó cũng đã nảy sinh không ít bất cập. Trên thực tế, rừng Tây Nguyên đang mất dần cho cây cao su, cho các công trình thuỷ điện và cho nhiều dự án khác nữa. 

>>
Bình Định: Thuỷ điện “nuốt” rừng

Tiềm năng có thật

Sông Sê San chảy từ Việt Nam sang Campuchia, dài 237 km (trên lãnh thổ Việt Nam). Sê San là một nhánh của sông Mê Kông và là hợp lưu của 2 dòng sông lớn: Đăkbla và Pôcô. Sê San được mệnh danh là “dòng sông năng lượng” bởi khả năng “toả sáng” của nó là rất lớn (chỉ đứng sau sông Đà và sông Đồng Nai). Trên dòng sông này thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, 6 công trình thuỷ điện lớn đã và đang được triển khai thi công với tổng công suất 1.768 MW, tổng sản lượng điện trung bình đạt 8.385 triệu kWh/năm.

Thi nhau... chặn dòng

Bên cạnh “dòng sông năng lượng” Sê San thì hàng loạt các con sông lớn bé khác trên địa bàn cũng được khi thác triệt để. Một tỉnh như Quảng Nam cũng đang có đến 57 dự án về thuỷ điện (trong đó có 4 dự án năm 2006 và 11 dự án thuỷ điện nhỏ mới bổ sung). Đăk Nông cũng là tỉnh được xem là có tiềm năng lớn về thuỷ điện với kế hoạch từ năm 2004-2010, tỉnh này sẽ dự định xây dựng 64 công trình thuỷ điện lớn nhỏ…

Công bằng mà nói, từ khi một số công trình thuỷ điện hoàn thành và đưa vào sử dụng, bộ mặt nông thôn đã đổi thay rõ rệt. Điện đã về đến tận các làng bản xa xôi- điều mà trước đây có…nằm mơ, đồng bào cũng không thể thấy. Có điện, đời sống tinh thần của người dân vùng sâu được cải thiện đáng kể, điện cũng đã phần nào “gánh” bớt sự nặng nhọc, vất vả cho nông dân. Tuy nhiên, “chiến dịch” làm thuỷ điện cũng đang dần hé lộ nhiều điều đáng quan ngại.

Thi nhau… chặn dòng!

Chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên, đã có hàng trăm dự án thuỷ điện lớn nhỏ đang được triển khai. Chưa khi nào, “phong trào” làm thuỷ điện lại “nở rộ” như lúc này. Tất cả các dòng sông đều được khai thác hết công suất của nó, tất cả các dòng sông đều được “xí phần”, đều có “chủ nhân” của nó. Doanh nghiệp lớn thì “xí phần” sông lớn, doanh nghiệp nhỏ thì “xí phần” sông nhỏ. Điều đáng nói là ngoài các đơn vị có chuyên ngành làm thuỷ điện, có đủ vốn, nhân lực và kinh nghiệm thì bên cạnh đó, “miếng bánh thuỷ điện” còn được chia cho rất nhiều các doanh nghiệp khác. Có những doanh nghiệp chưa một ngày làm thuỷ điện, những doanh nghiệp chỉ chế biến đồ gỗ, khai thác đá…cũng được chia “miếng bánh” này. Và, hệ luỵ bắt đầu từ đây.

Thi công công trình thủy điện Sê San

Công trình thuỷ điện Sê San 4 nằm trên phần đất của huyện Ia Grai (Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Kon Tum). Đây là công trình lớn thứ hai trên 6 bậc thang của sông Sê San (sau thuỷ điện Ia Ly) với công suất 360 MW, điện lượng trung bình năm là 1.402 triệu Kwh, khởi công tháng 1/2005 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Chỉ tính riêng 2 xã là Ia O và Ia Khai của huyện Ia Grai (Gia Lai), Sê San 4 đã lấy đi 400 ha đất sản xuất của đồng bào ở đây. Để giải quyết đất sản xuất cho các hộ ở 2 xã này, Công ty 75 và Công ty 715 (Tổng Công ty 15) đã phải bàn giao 400 ha cao su đang thời kỳ “huy hoàng” về cho địa phương. Việc này là phải làm bởi không thể để dân thiếu đất sản xuất. Tuy nhiên liệu đồng bào chưa quen làm cao su (vốn đòi hỏi kỹ thuật cao) có giữ nổi vườn cây, chưa kể đến việc mua bán, chuyển nhượng vườn cây để rồi cuối cùng lại thiếu đất sản xuất?

Bên cạnh việc mất đất, mất rừng cho các công trình thuỷ điện thì vấn đề môi trường cũng được quan tâm đặc biệt. Bản chất của thuỷ điện là có tác động rất lớn đến tự nhiên, đến môi trường vì làm thuỷ điện phải chặn dòng, làm thay đổi dòng chảy. Theo đó, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc SXNN. Điều này đã được kiểm chứng trong thời gian qua ở các tỉnh Tây Nguyên. Một điều nữa cũng được nhiều người quan tâm là việc phát triển hệ thống thuỷ điện nhỏ. Công trình thuỷ điện nhỏ thường được xây dựng trên các dòng sông nhỏ, về mùa khô thiếu nước nên phải ngừng hoạt động, trong khi nhu cầu sử dụng điện lớn nhất trong năm lại vào mùa khô. Vậy nên những công trình này liệu có đáp ứng được nhu cầu dùng điện của nhân dân trong mùa cao điểm?

Ai cũng biết làm thuỷ điện là phải chặn dòng. Theo đó, diện tích đất và rừng bị “nhấn chìm” trong hồ chứa là hoàn toàn không nhỏ, đó là chưa kể đến các công trình liên quan như đập dâng, nhà máy, mở đường xuyên rừng vào tận chân công trình…

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Bình luận mới nhất