| Hotline: 0983.970.780

'Tiêm thuốc' cho cam quýt - hành động kỳ quặc

Thứ Ba 23/10/2018 , 09:15 (GMT+7)

Hơn một năm qua, từ khi rộ tin một số nhà vườn ở Hậu Giang, Sóc Trăng bày cách “tiêm chích” thuốc vào cây cam, quýt đã khiến trái cây khó bán, rớt giá.

Không biết, vẫn bơm chích

Sóc Trăng có hơn 29.200ha vườn cây ăn trái. Trong đó vườn cây có múi nhiều nhất, chiếm hơn 31% tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Do giá trị kinh tế cao, những năm qua các loại cây có múi như cam xoàn, cam sành, bưởi da xanh, quýt đường ngày một tăng thêm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: Hiện thời nhiều vườn cây có múi gặp khó khăn lớn nhất là các loại dịch hại gây bệnh như: Vàng lá gân xanh (VLGX), vàng lá thối rễ gây chết cây, rụng trái, thất thu nặng.

16-24-57_dung_ong_tiem_thuoc_gi_dy_bom_truc_tiep_vo_thn_cy_cm_quyt_-_nh_nvd
Dùng ống tiêm thuốc gài dây bơm trực tiếp vào thân cây cam, quýt

Ông Vũ Bá Quan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện huyện Kế Sách, cho biết: Kế Sách có 16.100ha cây ăn trái, lớn nhất tỉnh. Trong đó cây có múi chiếm 50% diện tích, nhiều nhất là cam, bưởi, chanh, khoảng 6.000ha. Cam sành, bưởi da xanh mẫn cảm với bệnh VLGX, vàng lá thối rễ, bệnh vàng đầu… Qua khảo sát, từ năm 2015 đến nay có 1.340ha vườn cam sành, bưởi tự phát dùng biện pháp tiêm chích.

Mặc dù các cơ quan chuyên ngành trồng trọt, BVTV khuyến cáo nhưng một số nhà vườn vẫn âm thầm, lén lút làm theo cách truyền miệng với nhau hoặc do một số đại lý bán thuốc BVTV tại địa phương chỉ dẫn, bày cách khoan sâu vào thân cây rồi đặt ống tiêm thuốc BVTV vào để trừ vi khuẩn bệnh VLGX. Có người còn tiêm thuốc trị các loại nấm gây vàng lá, thối rễ, thậm chí có “sáng kiến kinh ngạc” như pha trộn thêm chất kích thích tăng trưởng, hòa vào phân bón lá trung vi lượng, thậm chí có cả thuốc kháng sinh (dùng trị bệnh cho người) cũng được tiêm hoặc cho vào chai như “truyền dịch” vào cây với hy vọng có đủ các loại thuốc “tổng hợp” sẽ tăng sức chống chịu, trị bệnh.

Nhiều nhà vườn ở Kế Sách, thừa nhận: Do nôn nóng, lúng túng vì bí cách trị bệnh, khi thấy cam, quýt yếu, vàng lá, rụng trái, đã bày ra đủ cách tiêm chích thuốc vào cây “bá đạo” như vậy. Hậu quả từ đầu năm 2018 đến nay nhiều nhà vườn trồng cam, quýt các địa phương khác ở ĐBSCL chịu chung cảnh vạ lây khi người tiêu dùng ngán ngại, giá giảm sâu.
 

Sửa sai để canh tác đúng

“Rõ ràng hậu quả từ việc tiêm chích thuốc vào thân cây của một số nhà vườn chẳng những tốn tiền vô bổ mà còn gây nhiều tổn hại, nhà vườn thất thu. Do đó bà con cần phải xây dựng lòng tin, nhà nông chính là người quyết định thay đổi cách làm”, TS Lê Quốc Điền, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, nói.

PGS.TS Trần Kim Tính, chuyên gia về thổ nhưỡng cây trồng trường Đại học Cần Thơ, khẳng định: Việc khoan vào cây để bơm chích là cách làm sai, làm hư cây. Hơn nữa nếu bơm thuốc dinh dưỡng vào cây nông dân cũng không biết chất nào chứng minh đạt hiệu quả. Qua theo dõi việc làm này của nhiều nhà vườn trồng cam chúng tôi chưa thấy nông dân nào thành công hoặc nếu có trái thu hoạch cũng không ngon. Còn thương lái nghe biết vườn cam nào có bơm chích cũng không mua. Cho đến nay qua nghiên cứu chưa có tài liệu hay báo cáo nào cho thấy tiêm thuốc trừ bệnh vào cây có hiệu quả.

PGS Tính cho rằng: Vừa qua khảo sát 200 vườn cam ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, nghe bà con nông dân than trời về hiện tượng cam vàng lá, rụng trái. Tuy nhiên sau khi kiểm tra vườn cây bị vàng lá còn do nguyên nhân canh tác không đúng: Nền đất nghèo dinh dưỡng, đất cỏ mọc không được; nền đất vườn còn chua chưa được xử lý để giảm pH; lập vườn trên nền đất sét, trồng mật độ dày (3 hàng) hay mực nước (thủy cấp) trong mương vườn cao (cách mặt đất chừng 10 cm) là không được…

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm