| Hotline: 0983.970.780

Tiến bộ kỹ thuật đến miền Trung, Tây Nguyên

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:21 (GMT+7)

Giới thiệu và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ SX vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên để nâng cao giá trị sản phẩm, đó là mục đích của hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bình Định trong 2 ngày 27 - 28/6.

Giới thiệu và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ SX vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên để nâng cao giá trị sản phẩm, đó là mục đích của hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bình Định trong 2 ngày 27 - 28/6.

Nhiều nỗ lực

Vùng DHNTB có điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản đa dạng. Trong đó, tiểu vùng gò đồi và miền núi có điều kiện thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp và ăn quả; tiểu vùng đồng bằng phù hợp trồng lúa, cây màu ngắn ngày và chăn nuôi gia súc; tiểu vùng ven biển cho tiềm năng phát triển thủy hải sản, diêm nghiệp; thềm lục địa tiếp giáp với biển Đông rộng cho tiềm năng phát triển khai thác xa bờ, đặc biệt là cá ngừ đại dương.

Tây Nguyên diện tích đất canh tác lớn, đặc biệt là đất bazan màu mỡ, kết cấu tốt, tơi xốp giàu dinh dưỡng; tài nguyên nước dồi dào, vùng sinh thái đa dạng… có điều kiện phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.

Tuy nhiên, đó cũng là những vùng đất bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra mưa lũ, hạn hán. Trước thực tế ấy, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các viện, trường, trung tâm nghiên cứu chọn tạo và phát triển thành công một số giống cây lương thực và cây thực phẩm có năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 


Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu trao đổi với các đại biểu tham dự hội nghị

Về chăn nuôi, đã có những công trình chọn tạo, thuần hóa một số giống vật nuôi phục vụ phát triển chăn nuôi trong vùng đạt nhiều kết quả khả quan. Các nghề khai thác hải sản cũng đã được ứng dụng các kỹ thuật đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp, lưới chụp mực 4 tăng gông khai thác mực đại dương, khai thác cá ngừ bằng lưới vây kết hợp sử dụng máy sonar và chà tập trung cá.

Nhiều TBKT khác cũng đã được áp dụng vào các ngành nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện công nghệ sau thu hoạch, trong đó có thiết bị chế biến đa dạng hóa sản phẩm nông lâm thủy sản và thiết bị sơ chế bảo quản rau, quả tươi.

Vẫn chưa đủ

Tuy nhiên, qua hội nghị, nhiều địa phương vẫn cho rằng trên thực tế còn phải mong ngóng nhiều vào nghiên cứu mới của các nhà khoa học để lấp những khoảng trống trong thực tế SX.

Ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ngãi bộc bạch: “Quảng Ngãi hiện đang phát triển 1 loại cây có lợi thế lớn là cây mì (sắn) với khoảng 25.000 ha. Tuy nhiên, cây này hủy hoại môi trường quá xá. Nó đứng trên đất chỉ 2 năm là hút cạn tinh túy của đất, nông dân phải bỏ, tiếp tục lấn rừng để lấy đất trồng tiếp.

Hiện Quảng Ngãi đang cải thiện tình hình bằng cách khuyến cáo nông dân trồng xen với các cây họ đậu. Tuy nhiên, về lâu về dài, các nhà khoa học cần nghiên cứu tốc độ hủy hoại đất của cây mì, đồng thời có giải pháp bổ sung màu mỡ cho đất bởi vì hiệu quả cao, nông dân vẫn sẽ còn tiếp tục SX cây mì bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng”.

Ông Nguyễn Tin, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT Ninh Thuận) cho biết: “Ninh Thuận có cây mũi nhọn là cây nho. Trong mấy năm qua dịch bệnh hoàn hành dữ quá, người trồng nho thì không thể bỏ loại cây trồng này vì nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tiếp tục trồng thì cứ thấp thỏm rất lo. Nông dân rất mong các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục”.

Ở Bình Định thì đang “đau đầu” về công tác quản lý bảo vệ rừng. Công tác tuyên truyền về BVR thì không ngừng được đẩy mạnh, thế nhưng nếu đời sống của người dân sống gần rừng còn quá cơ cực thì ắt hẳn rừng sẽ còn bị xâm hại.

“Các nhà khoa học cần có những nghiên cứu sâu hơn về những sản phẩm dưới tán rừng để tạo sinh kế cho người dân. Có như vậy công tác bảo vệ rừng sẽ được thuận lợi hơn. Bình Định cũng đề nghị Bộ NN-PTNT quan tâm cho xây dựng Trung tâm Nghiên cứu giống mía trên địa bàn để không chỉ có Bình Định mà nhiều địa phương khác trong khu vực có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy”, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói.

“Trước nay, các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu, nhiều công trình đã được áp dụng hiệu quả trong SX. Tuy nhiên, giữa nghiên cứu và ứng dụng vẫn còn khoảng cách lớn. Lâu nay, các TBKT đưa vào thực tế hầu hết được thông qua hệ thống khuyến nông, do đó còn rất hạn chế. Trong thời gian tới, các TBKT không chỉ dừng lại ở những hội thảo mà phải được giới thiệu rộng rãi để các địa phương lựa chọn, áp dụng”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất