| Hotline: 0983.970.780

Tiền của Vinacafe vẫn ở Vinacafe

Thứ Tư 31/10/2018 , 09:30 (GMT+7)

Luật sư bào chữa cho các bị cáo đã phân tích và đưa ra các bằng chứng chứng minh số tiền 36,1 tỷ đồng (tiền nợ gốc Trung tâm XNK thuộc TCT Vinacafe vay công ty Vinacafe Quy Nhơn theo HĐ 01) không hề thất thoát mà vẫn nằm trong các khoản nợ nội bộ của các đơn vị kinh doanh thuộc TCT Vinacafe và đang được trả dần theo kế hoạch trả nợ đã được chính TCT Vinacafe phê duyệt.

Tiề​n của Vinacafe không thất thoát

Tại phiên tòa xét xử diễn ra 2 ngày 16, 17/4/2018, cáo trạng của VKSNDTC truy tố 2 bị cáo Hoàng và Nhật tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3, Điều 165 Bộ luật Hình sự.

16-50-10_nh_1
Bị cáo Nguyễn Nhật (bìa phải) và Nguyễn Công Hoàng trong phiên tòa ngày 17/4/2018

Theo cáo trạng, HĐ 01 giữa 2 bị cáo Nguyễn Công Hoàng và Nguyễn Nhật ký kết và thực hiện mà không có phương án vay vốn, không có văn bản báo cáo xin ý kiến Tổng Công ty và không được Tổng Công ty phê duyệt cho nên đã làm trái quy định của pháp luật theo Điều 09 nghị định 09/2009 của Chính phủ ban hành. Và khoản 3, khoản 4 phần 1 Quyết định số 92/TCT-TGĐ/QĐ ngày 5/2/2009 của Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Việt Nam.

Việc làm trái quy định pháp luật của 2 bị cáo đã gây thất thoát cho Tổng Công ty Cà phê Việt Nam số tiền tính đến thời điểm khởi tố vụ án là 36,1 tỷ đồng. Với khung hình phạt cho 2 bị cáo từ 14 đến 16 năm tù.

Tuy nhiên, đến khi vụ việc bị khởi tố, HĐ 01 vẫn đang được thực hiện, số tiền giao dịch giữa 2 bên vẫn đang tiến triển thuận lợi, không có dấu hiệu cho thấy số tiền bị thất thoát.

Quá trình TTXNK sử dụng số vốn của Vinacafe Quy Nhơn cũng thể hiện khá rõ qua hồ sơ. Tổng cộng, Vinacafe Quy Nhơn đã chuyển cho Trung tâm XNK 116,8 tỷ đồng, TTXNK đã dùng số tiền hơn 95,2 tỷ đồng để thu mua 5.130 tấn cà phê, đồng thời xuất khẩu 2.307 tấn, thu được gần 3,7 triệu USD. Số ngoại tệ này sau đó được TTXNK bán cho BIDV chi nhánh Bình Định, thu được hơn 71 tỷ đồng trả cho Vinacafe Quy Nhơn. Ngoài ra, TTXNK còn trả nợ thay cho TCT Vinacafe số tiền 21 tỷ đồng, trong đó có khoản nợ xấu ngân hàng. Nhờ vậy, TCT mới được ngân hàng tiếp tục bảo lãnh vay vốn kinh doanh.

Tuy nhiên, tại phiên tòa, đại diện VKS không thừa nhận khoản tiền 21 tỷ trả nợ thay này vì họ cho rằng đây là nguồn tiền trả nợ bắt nguồn từ hợp đồng ký kết trái quy định, nên việc trả nợ trên cũng là bất hợp pháp. Ngoài ra, đại diện TCT Vinacafe cũng nêu quan điểm không đồng ý giảm trừ 21 tỷ đồng trên tổng số tiền 36,1 tỷ mà TCT cho rằng bị thiệt hại. Bị cáo Hoàng cho biết, nếu TCT không đồng ý cấn trừ 21 tỷ đồng này thì đề nghị HĐXX yêu cầu TCT Vinacafe hoàn trả 21 tỷ đồng vì bị cáo đã “giúp cho TCT trả nợ nhầm”. Cả đại diện VKS TCT Vinacafe đều lúng túng, không có câu trả lời trước quan điểm của ông Hoàng.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Công Hoàng cũng chỉ ra, do TCT Vinacafe điều chuyển công tác, ông đã bàn giao cho ông Phạm Trung Tuyến làm Giám đốc kế nhiệm Trung tâm XNK. Thời điểm bàn giao có biên bản ghi rõ trong kho Trung tâm XNK còn hơn 1.014 tấn cà phê chưa xuất bán, tương đương 46,5 tỷ đồng. Đây là số cà phê tạm trữ trong kho đang chờ có hợp đồng xuất bán thì đã dư tiền thanh toán cho Vinacafe Quy Nhơn.

Điều đáng lưu ý, trong các phiên tòa, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan được luật sư đề nghị tòa phải triệu tập để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan như ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch HĐTV, người đại diện phần vốn Nhà nước tại TCT Cà phê Việt Nam; ông Nguyễn Văn Minh, nguyên Trưởng Ban TCKT kiêm Kế toán trưởng TCT giai đoạn 2010 (hiện là Tổng Giám đốc TCT Vinacafe); đại diện các Ngân hàng Agribank, Techcombank... Tuy nhiên, các thành phần trên vắng mặt.
 

TCT Vinacafe không chứng minh được thiệt hai?

Trong khi tại phiên tòa ngày 16 và 17/1/2018 (phiên tòa này sau đó bị trả hồ sơ, điều tra lại vì còn nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ), đại diện VKSND TP.HCM đề nghị phía nguyên đơn dân sự là TCT Vinacafe chứng minh thiệt hại thì đại diện nguyên đơn bối rối và nhiều lần đề nghị không trả lời hoặc cho rằng mọi thứ đã có trong hồ sơ, cáo trạng.

16-50-10_nh_2
Một trong những công văn từ TCT Vinacafe cho thấy, việc vay vốn theo HĐ 01 giữa Vinacafe Quy Nhơn và TTXNK được TCT biết rõ và vẫn đang giám sát

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3, ngày 16,17/4/2018, Luật sư Nguyễn Bích Lan, Trưởng Văn phòng luật sư số 5, Đoàn luật sư Hà Nội, bào chữa cho các bị cáo cho rằng, để đủ căn cứ buộc tội 2 bị cáo theo Điều 165 thì các cơ quan tố tụng phải làm rõ việc 2 bị cáo có “làm trái quy định nhà nước” hay không và có làm thất thoát tài sản nhà nước, “gây hậu quả nghiêm trọng hay không”?

Và theo luật sư Lan thì số tiền 36,1 tỷ đồng TTXNK còn nợ Vinacafe Quy Nhơn hoàn toàn không bị thất thoát, không có khả năng thu hồi như Cáo trạng quy kết. Luật sư chứng minh, thực tế sau khi khởi tố, Trung tâm XNK tiếp tục trả cho Vinacafe Quy Nhơn gần 9 tỷ đồng; hiện số nợ còn 36,1 tỷ đồng. Số nợ sẽ tiếp tục giảm đi theo lộ trình với sự giám sát trực tiếp của TCT Vinacafe và Vinacafe Quy Nhơn. Ngoài ra, Công ty XNK cà phê Đà Lạt đang có nghĩa vụ phải trả TTXNK 17 tỷ đồng và đã lập phương án, cam kết kế hoạch trả nợ, được TCT phê duyệt. Bên cạnh đó, cần thấy 1.014 tấn cà phê ông Hoàng bàn giao cho ông Tuyến có giá trị tương đương 46,5 tỷ đồng đã dư trả nợ. Vì vậy, không có căn cứ để khẳng định số tiền 36,1 tỷ đồng là không có khả năng thu hồi như Cáo trạng quy kết.

Hơn nữa, đến nay số tiền mà TTXNK chưa hoàn trả cho Vinacafe Quy Nhơn hoàn toàn có khả năng và có cơ sở để thu hồi. Cụ thể, từ sau khi khởi tố vụ án, Trung tâm vẫn thừa nhận công nợ còn thiếu, vẫn tiếp tục hoàn trả cho Vinacafe Quy Nhơn gần 9 tỷ đồng và Trung tâm XNK vẫn hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi (Báo cáo tài chính của Trung tâm đến tháng 9/2016). Ngoài ra, Vinacafe Đà Lạt có nghĩa vụ phải trả Trung tâm hơn 17 tỷ đồng và đã lập phương án, cam kết kế hoạch trả nợ cho Trung tâm. Dựa trên kế hoạch trả nợ của Vinacafe Đà Lạt, Trung tâm XNK cũng đã có Văn bản cam kết sẽ trả nợ cho Vinacafe Quy Nhơn theo tiến độ trả nợ của Vinacafe Đà Lạt. Ngay tại phiên tòa sơ thẩm ngày 16, 17/1/2018, HĐXX đã nhận được Công văn số 31/TCKT-CTY/2017 và Ủy nhiệm chi ngày 29/12/2017 với nội dung Vinacafe Đà Lạt tiếp tục trả Trung tâm XNK 100 triệu đồng. Tất cả các phương án, kế hoạch, tiến độ trả nợ giữa các đơn vị đã được TCT phê duyệt bằng văn bản (Công văn 627-TCT-TCKT ngày 10/8/2016 về việc “thanh toán công nợ nội bộ”). 

Tại tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng, trong số 36 tỷ đồng bị cáo Nguyễn Nhật và Nguyễn Công Hoàng bị buộc tội cố ý làm trái gây thất thoát, có 21 trả nợ thay TCT, và hiện Công ty Vinacafe Đà Lạt còn nợ TTXNK gần 17 tỷ, vẫn đang được Vinacafe Đà Lạt tiếp tục thanh toán cho Trung tâm. “Về khoản tiền 21 tỷ đồng các bị cáo đã trả nợ thay TCT, đến thời điểm này là 8 năm, nếu tính thêm lãi thì bây giờ có thể lên đến 50 tỷ. Nếu không đồng ý cấn trừ thì đề nghị TCT trả lại cho các bị cáo”, Luật sư Nguyễn Bích Lan nói.

Việc Trung tâm sử dụng nguồn tiền ứng trước từ Vinacafe Quy Nhơn để tất toán các khoản vay quá hạn đã giúp TCT Vinacafe không bị dư nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong năm 2010, Vinacafe Quy Nhơn đạt lợi nhuận gần 28,5 tỷ đồng, con số này ở Trung tâm XNK hơn gần 8,6 tỷ đồng. Trong gần 10 năm công tác tại Vinacafe Quy Nhơn (từ 2001 – 2010), ông Nguyễn Nhật 2 lần được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 1 lần được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

 

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm