| Hotline: 0983.970.780

Tiền đền bù xây biệt thự..., ở nhà sàn

Thứ Hai 04/04/2016 , 13:15 (GMT+7)

Người dân huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi được hưởng tiền đền bù thủy điện Đăk Đrinh hàng trăm tỷ đồng. Có tiền, họ xây biệt thự, mua ô tô, xe máy, ăn nhậu… rất hoang phí.

Cũng vì thế trong chốc lát tiền của “bay” theo những cuộc chơi, tài sản bán sạch để tiêu xài. Họ đang rơi vào cảnh đói nghèo.

Người dân ở huyện Sơn Tây không ngờ được khi giao đất cho thủy điện Đăk Đrinh, trong tay họ có tiền tỷ. Có tiền, nhà nhà đua nhau xây biệt thự nhưng lạ thay xây lên chẳng ai muốn ở. Cả nhà chen chúc trong nhà sàn nhỏ bé nằm phía sau ngôi nhà lộng lẫy.

"Làm nhà to mới oai"

Ngôi làng Nước Vương, xã Sơn Liên nằm chênh vênh trên đỉnh núi, nơi đây có 25 hộ dân tái định cư thủy điện Đăk Đrinh về ở. Chỉ tay về phía dưới lòng hồ, ông Đinh Văn Quyết nói: Năm 2007, dự án thủy điện Đăk Đrinh khởi động, bà con có nghe được chuyện đền bù, đưa đến nơi ở mới. Một thời gian khá dài thì đầu 2014 trở thành hiện thực. Cả làng về đây ở, đồng thời giao đất cho thủy điện nhưng đổi lại, gia đình nào cũng có cục tiền trong tay. Nhà có đất nhiều thì được hưởng số tiền trên 4 tỷ đồng, nhà đất ít cũng được nửa tỷ đồng.

Tên Nước Vương bây giờ là do chính quyền đặt, trước đây khi ở chỗ cũ có tên Xóm Nghèo. Những năm 80 của thế kỷ trước, người dân tứ xứ cắt rừng vào đây tìm trầm, vào làng xin gạo, mượn xoong nấu cơm nhưng bà con không có thứ gì.

Nhà cửa xập xệ, cuộc sống đói khổ nên họ gọi luôn là Xóm Nghèo. Năm 2014, Xóm Nghèo vụt một cái hóa thành “làng biệt thự” hay “làng tỷ phú”, vì nhà cửa cao chót vót, mọc san sát nhau giống như khu sinh thái.

Ngày thủy điện đền bù, có tiền, ông Quyết xây căn nhà 600 triệu đồng, với diện tích 100m2. Nhưng lạ thay, căn nhà bề thế, rộng rãi, gạch hoa lát sạch bóng nhưng không ai ở. Cả gia đình ông có 10 người lại quây quần ở căn nhà sàn phía sau.

Tôi thắc mắc: Sao không ở nhà lầu, mà ở nhà sàn cho khổ vậy? Ông cười: Ở đây có phải riêng mình đâu, cả làng đều như rứa mà. Nói xong, ông dẫn tôi ra sau phía lưng nhà, trèo lên quả đồi nhìn khắp làng thì quả đúng như vậy. Trước là căn biệt thự, còn phía sau là căn nhà sàn như ông hết.

15-08-16_nh-2
Những ngôi nhà xây dựng rất hoàng tráng

Theo ông Quyết, về chỗ mới gia đình ông nhận được khu đất vườn 600m2 và 400m2 đất ở. Từ bao đời này người Ca Dong có tập tục ở nhà sàn quen rồi. Mặc dù bé nhỏ, chật chội nhưng thoáng mát, dễ chịu. Ngày được hưởng tiền đền bù, theo mẫu thiết kế của dự án đưa ra, căn nhà ông ở xây hết 300 triệu đồng. Tuy nhiên, ông không đồng ý. Ông kêu thợ đến và xây dựng thêm. Do đó, tổng ngôi nhà đội lên 600 triệu đồng.

Tôi hỏi tiếp, ông biết ở nhà sàn quen rồi mà xây nhà to làm gì cho phí? Ông Quyết bày tỏ: “Tiền nhiều phải làm cho to mới oai, làm nhà nhỏ người ta chê mình nghèo khó. Khi Nhà nước giao mẫu nhà, mình không thích nên mới bỏ tiền ra làm thêm, chẳng ai ép buộc. Mình thích thì làm, tiền của gia đình bỏ ra. Nhà mình giờ đẹp lắm nhưng vẫn thua nhiều nhà trong vùng”.

Nói xong, ông chỉ tay phía ngọn núi bên kia. Ông bảo: Đấy là nhà thằng Trãi đó, nó xây 2 tầng, hết hơn 1 tỷ đồng. Nhà mình đã ghê gớm nhưng vẫn thua nhà nó. Ngoài nhà Trãi thì còn nhiều căn khác to hơn nữa, cứ nhìn là biết thôi.

15-08-16_nh-3
Trước biệt thự, sau nhà sàn

Rời nhà ông Quyết, tôi đảo quanh làng, mấy chục căn nhà cửa đóng kín, phân súc vật vương vãi khắp nơi, đám trẻ con làn da đen bóng, nheo nhóc vừa đi học về. Và có một thực tế, người dân nơi đây vẫn sống theo tập tục, ở nhà sàn chứ không ở nhà xây, họ chỉ xây nhà cho… oai vì có tiền. “Ở đồng bằng người ta xây nhà to mình cũng bắt chước thôi. Nhà mình to chẳng thua ai trong làng, bởi ngày nhận được tiền đền bù thì đua nhau xây như rứa cả”, chị Đinh Thị Hiếu nói.

Dự án thủy điện Đăk Đrinh triển khai từ năm 2007 với vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, nhà máy có công suất 125 MW, đã phát điện năm 2014. Trong đó kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 700 tỷ đồng. Khoảng 570ha đất bị ngập trong lòng hồ thủy điện thuộc các xã Sơn Long, Sơn Liên và Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) và huyện Kong Plong tỉnh Kon Tum. Có hàng trăm hộ dân được đền bù giải tỏa và hỗ trợ tài định cư, người ít vài trăm triệu đồng, người nhiều vài tỷ đồng.
Liên quan đến dự án này, có 3 cán bộ huyện Sơn Tây bị bắt về tội “Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhà chị Hiếu rất rộng lớn, sơn đang còn màu mới. Đi khắp ngôi nhà, chẳng có một thứ gì đáng giá, tại căn phòng ngủ, còn được tấm niệm cũ. Bàn ghế, giường chiếu, ti vi không có. Ở cuối góc phòng khách, còn một bao lúa đang để đó. Món đồ quý nhất trong nhà là ba cái xoong nồi đặt ở góc bếp. Hỏi về tài sản, chị Hiếu khoe: “Trước nhà mình sắm đầy đủ lắm nhưng hết tiền nên bán rồi. Nhà xây lên nhưng không ở, từ sinh hoạt đến nấu nướng đều ở nhà sàn. Cái thói quen của người Ca Dong từ bao đời nay, giờ không bỏ được”.

Đường ống còn, nước hết

Đưa dân về nơi ở mới, nhà cửa khang trang, đường sá thuận tiện thế nhưng oái ăm thay, nguồn nước sinh hoạt lại thiếu thốn.

Ông Đinh Văn Quyết kể: Ngày về nơi ở mới, bà con sướng lắm, nước được bắt đến tận nhà. Người ta làm khóa để đóng mở nước, sướng vô cùng. Ai ngờ, chỉ được mấy tháng đầu năm, đến đầu mùa nắng nguồn nước cạn khô. Mở khóa ra chẳng lấy được giọt nước để sử dụng. Cũng từ đó, nguồn nước tịt luôn nên đời sống bà con khốn đốn.

Để có nước sử dụng ông Quyết cùng em trai của mình bỏ ra mỗi người 6 triệu đồng kéo nước từ đỉnh núi về sử dụng. Nhà ông có nước nên các hộ lân cận được nhờ, họ mang can, thùng sang xin và ông sẵn sàng chia sẻ. Tôi hỏi: Thế có mấy nhà bỏ tiền kéo nước về như ông sử dụng? Ông đáp: Cả xóm này chỉ có hai anh em mình thôi, còn lại đều đi xách về ăn hết. Tắm giặt ra khe suối hoặc xuống lòng hồ thủy điện.

“Việc mất nước do chủ đầu tư đặt ống dẫn nước không đúng điểm, do đó về mùa mưa có nước sử dụng, mùa nắng khô kiệt. Ngày trước, họ mà đầu tư thêm 1km đường ống nữa thì không thiếu nước nhưng mà họ tiết kiệm quá nên mới không có nước thôi”, ông Quyết cho biết nguyên nhân.

Trước căn nhà đẹp lộng lẫy, nhà chị Đinh Thị Hiếu có đường dẫn nước về tới nơi, một đống ống nằm chỏng chơ ở góc vườn. Để có nước sử dụng, chị băng rừng đi lấy nước. Mỗi ngày, dù công việc bận rộn đến đâu thì chị hoặc chồng phải đi xách nước. Sáng xách 2 can, trưa lại tiếp tục. Con cái tắm giặt kéo nhau cả đám ra suối.

15-08-16_nh-4
Làng biệt thự Anh Nhoi 1, xã Sơn Long

15-08-16_nh-5
Phía trong các ngôi biệt thự chẳng có gì đáng giá

15-08-16_nh-6
Đường ống còn nhưng nước không có

15-08-16_nh-7
Hằng ngày, chị Đinh Thị Hiếu xách nước về sử dụng

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất