| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Bất lực nhìn nghêu chết

Thứ Tư 31/03/2010 , 09:55 (GMT+7)

Gần đây, các chủ sân nghêu ở Gò Công đứng ngồi không yên vì nghêu chết tăng hàng ngày. Hàng tỷ đồng đổ xuống sân nghêu gần như mất trắng...

* Có nơi chết 70%; Thiệt hại  khoảng 60 tỉ đồng

Gần đây, các chủ sân nghêu ở Gò Công đứng ngồi không yên vì nghêu chết tăng hàng ngày. Hàng tỷ đồng đổ xuống sân nghêu gần như mất trắng. Nợ vay ngân hàng chưa biết phải xoay trở thế nào, trong khi mà các ngành chức năng và các nhà khoa học chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng nghêu chết.

Hiện nay, Tân Thành (Gò Công Đông) là xã có diện tích nuôi nghêu lớn nhất tỉnh- không khí vụ mùa hết sức ảm đạm, cảnh thu hoạch khẩn trương, mua bán tấp nập không còn diễn ra, thay vào đó là những nỗi lo âu hiện trên khuôn mặt của hàng trăm hộ nuôi nghêu.

Chú Võ Văn Mánh, ấp Cây Bàng- xã Tân Thành cho biết: “Khoảng 3- 4 tháng trước, nghêu bắt đầu chết nhiều ở nhiều ở huyện Cần Giờ (TPHCM). Cách đây gần 1 tháng, bắt đầu xuất hiện nghêu chết ở Cồn ông Liễu. Giờ đến lượt khu vực Tân Thành. Trải dài từ cồn ông Liễu đến ấp Cây Bàng gần như sân nghêu nào cũng có tình trạng nghêu chết hàng loạt. Tôi chỉ có 17 ha, chỉ thả nuôi mới được vài tháng đến nay bị chết gần hết”. Theo chú Mánh, không có năm nào nghêu chết nhiều như năm nay. Đến thời điểm này, vốn đầu tư và công lao động nhà chú mất toi khoảng 2 tỷ đồng.

Băn khoăn của chú Mánh cũng là nỗi lo lắng của gần 200 hộ nuôi nghêu thương phẩm trên diện tích hơn 1.000 ha ở xã Tân Thành. Anh Nguyễn Phi Quân- cán bộ phụ trách khuyến ngư xã Tân Thành than thở: “Thật xót xa khi tận mắt thấy vỏ nghêu chết nổi đầy các sân nghêu. Mùi hôi thối từ đây nồng nặc bốc lên. Hiện nay, chưa có cách nào khắc phục tình trạng này, bởi tất cả diện tích nuôi nghêu ở xã đều bị chết nên không thể di dời được. Do đó, chắc chắn sẽ lây nhiễm sang số diện tích nuôi nghêu còn sống sót lại vốn đã rất ít ỏi".

Hiện đã có một số sân nghêu đã bắt đầu vào giai đoạn thu hoạch nhưng khổ nỗi, do hiện tượng nghêu chết hàng loạt nên thương lái đã quay mặt với ngư dân- không thu mua. Nhà anh Quân cũng có thả nuôi trên diện tích 3 ha, tiền đầu tư, công thuê chăm sóc đã lên đến gần 400 triệu đồng. Theo quan sát, sân nghêu đã bị chết với tỷ lệ 50% và còn đang tiếp tục chết, anh kêu lái đến mua giải nguy nhưng cũng không ai đến.

Ông Phạm Văn Kịp- Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, toàn xã Tân Thành có 1.400 ha nghêu, trong đó có 350 ha nghêu giống tập trung ở cồn Ông Mão, chiến hơn 2/3 diện tích nuôi nghêu thương phẩm trong huyện. Nghêu bắt đầu chết khoảng hơn 3 tuần nay, đến thời điểm này tỷ lệ chết đã lên đến hơn 70% trên tất cả các diện tích thả nuôi và khu vực nghêu giống. Do đó, dân nuôi nghêu ở đây đang hoang mang cao độ vì mức độ thiệt hại quá lớn. Nếu không có giải pháp cứu vãn kịp thời thì các sân nghêu này sẽ mất trắng.

Tù mù nguyên nhân

Các chủ sân nghêu cho rằng, do gió chướng mạnh, độ mặn của nước tại bãi nghêu hiện rất cao đến 30g/l, cộng với những ngày qua nắng nóng nên nghêu bị sốc không chịu nổi. Tuy nhiên, ý kiến này chưa đúng vì hiện tượng nghêu chết hàng loạt năm nay rất lạ. Theo quy luật tự nhiên hàng năm thì vào tháng 8-10, nghêu chết do ảnh hưởng của phù sa đổ dồn từ sông cửa tiểu ra đây, gây bồi lắng bùn. Còn năm nay, thời điểm này không có một giọt bùn mà nghêu thì vẫn chết- chú Võ Văn Mánh phản ảnh.

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang thì nhóm diện tích thiệt hại 5 -10% nằm ở khu vực BQL Cồn Bãi khoảng với diện tích 350 ha, cỡ nghêu 60 – 70 con/kg (ước thiệt hại khoảng 269,2 tấn). Nhóm diện tích thiệt hại 20-30% trở lên thuộc khu vực từ sân Chín Nhịn đến giáp ranh khu vực Cồn Bãi khoảng 750 ha, cỡ nghêu 50 – 70 con/kg (ước thiệt hại khoảng 1.875 tấn). Nhóm diện tích thiệt hại trên 80% thuộc khu vực từ đài Rada lên đến sân của ông Chín Nhịn khoảng 150 ha (ước thiệt hại trên 1.000 tấn). Đến nay, thì tổng thiệt hại ước khoảng 3.144,2 tấn, với giá nghêu thương phẩm trung bình 19.000 đồng/kg thì người nuôi đã thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng.

Theo bà Phạm Thị Sum, chủ cơ sở sơ chế nghêu cung cấp cho các Cty XK lớn nhất ở Gò Công, cho biết: “Nghêu là mặt hàng thủy sản cao cấp, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và có giá trị cao. Nếu như tình trạng nghêu chết, lan rộng sang các vùng khác thì chắn chắc các DNXK sẽ không hoàn thành hợp đồng. Bản thân cơ sở của tôi cũng không thể thực hiện đúng hợp đồng cung cấp nguyên liệu sơ chế cho các DNXK đã ký kết hồi đầu năm”.

Với tình hình hiện nay, trong khi chờ biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục, người nuôi nghêu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn vì hầu hết họ đều vay vốn ngân hàng.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm