| Hotline: 0983.970.780

Tiền nhiều, nước ít

Thứ Sáu 20/09/2013 , 10:56 (GMT+7)

Có đến 783/1.742 công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh Gia Lai không hoạt động, hoạt động kém hiệu quả hoặc đang bị bỏ hoang, gây lãng phí tiền tỷ của Nhà nước.

Thực hiện Thông báo số 51/TB-UBND ngày 10/6/2013 của UBND tỉnh Gia Lai, Sở Xây dựng Gia Lai phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (CNSHNT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy có đến 783/1.742 công trình không hoạt động, hoạt động kém hiệu quả hoặc đang bị bỏ hoang (chiếm trên 44,9 % tổng số công trình), gây lãng phí tiền tỷ của Nhà nước.  

1.742 công trình được kiểm tra đợt này gồm: Công trình cấp nước bơm dẫn (giếng khoan), công trình cấp nước tự chảy, giếng đào và giọt nước. Trong số đó có 137 công trình CNSHNT do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường tỉnh làm chủ đầu tư (kinh phí hơn 115,9 tỷ đồng), có đến 73 công trình hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp và không hoạt động (chiếm trên 53,2%).

Số còn lại (1.605 công trình) do cấp huyện làm chủ đầu tư (tổng kinh phí trên 130,9 tỷ đồng), chỉ có 895 công trình hoạt động hiệu quả, chiếm 55,7%, 710 công trình còn lại thì hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, khiến người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Công trình giếng khoan có đài nước ở làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê là một ví dụ: Đầu tư từ năm 2011, dung tích 4.000 lít, thiết kế cho 155 hộ sử dụng. Nhưng công trình này chỉ mới cấp nước cho 29 hộ, những hộ còn lại chưa được sử dụng do thiếu kinh phí lắp đặt. Trong khi đó, công trình ở Buôn Hliếp (thị xã Ayun Pa) được thiết kế cho 250 hộ, hiện phải cung cấp cho 350 hộ, do vậy không đủ nước cung cấp cho những hộ ở khu vực cao.

Còn công trình giếng khoan tại buôn Sai, xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa)- một trong những công trình CNSHNT được đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh (hơn 2,7 tỷ đồng) lại được thiết kế ngoài đồng ruộng, xa khu dân cư; nước có váng vàng, mùi hôi nên  không thể sử dụng (NNVN đã có bài phản ánh về công trình này).

Cũng theo thống kê của đoàn kiểm tra thì có đến 210 công trình bỏ tiền xây xong chỉ để ngắm (chiếm trên 12%)! Trong số 154 công trình bơm dẫn (giếng khoan) do địa phương cấp huyện đầu tư, có đến 54 công trình không hoạt động, chiếm tỷ lệ 35%.

Cụ thể, công trình cấp nước sinh hoạt tại làng Bi- xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện) đầu tư năm 2011, nghiệm thu xong là ‘đắp chiếu” do không có đường điện. Không chỉ ở làng Bi mà nhiều công trình ở các làng khác của huyện Phú Thiện cũng cùng chung số phận như làng Dmak, Mun, Lốc (xã Ia Ke)…  

Công trình nước tự chảy tại làng Hưnh Dơng (xã Kông Yang, huyện Kông Chro) do Trung tâm Nước sinh hoạt- VSMTNT làm chủ đầu tư, thi công tháng 3/2009 với tổng mức đầu tư hơn 381 triệu đồng.

 6 tháng sau khi đưa vào sử dụng, công trình đã ngừng hoạt động. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân là do một số hộ dân trong khi đào ao lấy nước tưới dưa đã làm đứt đường ống dẫn nước về làng. Vì công trình không có người quản lý nên sự cố không được khắc phục, trong khi bể chứa luôn đầy ắp nước.

Nhiều công trình có tổ quản lý nhưng vẫn không phát huy được hiệu quả. Cụ thể như công trình giếng khoan có tháp chứa nước ở buôn Phu Ama Nher 1 (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) đã dừng hoạt động hơn một năm nay, hiện đang nợ tiền điện trên 13 triệu đồng.

Ông Đặng Tấn Hòa- Chủ tịch UBND xã Ia Rtô, cho biết: Công trình này được đầu tư năm 2006, nâng cấp sửa chưa đầu năm 2012 với kinh phí trên 350 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách. Do quá trình thi công (nâng cấp và sửa chữa vào đầu năm 2012) giếng khoan kéo dài, hơn một nửa số đồng hồ nước của các hộ dân bị gỉ sét (nước chảy nhưng đồng hồ không chạy), vậy nên xã cho ngừng hoạt động cung cấp nước để tổ quản lý kiểm tra từng tuyến.

Tuy nhiên do người dân chưa đóng tiền đầy đủ nên công tác khắc phục bị chậm. Vậy là hơn một năm nay, 4 thôn với 444 hộ dân đây phải đi lấy nước từ sông Ba hoặc các nơi khác về dùng.

Nhiều giọt nước ở những địa phương khác cũng không hoạt động như:  Giọt nước làng Mun, xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) xây dựng năm 2002, hiện không sử dụng được do máng lấy nước được đặt cao hơn nguồn nước.

Ngoài ra, giá nước một số địa phương thu từ 4.500- 5.000 đ/m3 (tương đương giá nước ở TP. Pleiku) là cao so với mặt bằng nông thôn nên người dân không có khả năng đóng tiền nước, dẫn đến công trình ngừng hoạt động (công trình cấp nước ở thôn 1, 2 làng Blang, xã Ia Din, huyện Đức Cơ; làng Kành, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông…).

Đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành cho thấy, đa số các công trình CNSHNT sau khi đầu tư xây dựng, nghiệm thu và đưa vào sử dụng thì được tỉnh, huyện bàn giao lại cho UBND các xã quản lý, xã giao lại thôn. Đến nay vẫn chưa có mô hình quản lý khai thác cụ thể cho từng loại công trình.

Vì thế, khi công trình bị hư hỏng, xuống cấp thì hầu như không có đơn vị “đầu mối” nào đứng ra bảo quản, sửa chữa. Những nơi thôn trưởng quan tâm, tổ chức quản lý vận hành tốt thì đảm bảo được hoạt động của các công trình. Ngược lại, tổ chức quản lý kém thì công trình nhanh chóng bị hư hỏng, hoạt động kém hiệu quả và ngưng hoạt động.

Ngoài ra, theo ghi nhận của PV, ở một số địa phương nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng một phần cũng do nhận thức của người dân chưa cao, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xả rác bừa bãi quanh giếng làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm