| Hotline: 0983.970.780

Tiếng nói giáo viên: Thầy cô giáo cao 1,5m trở lên có nhiều lợi thế

Thứ Hai 25/02/2019 , 15:50 (GMT+7)

Thực tế, ngành nào cũng cần có chiều cao nhất định, có chiều cao thì sẽ có nhiều lợi thế hơn rất nhiều trong quá trình làm việc.

Lâu nay, việc thi, xét tuyển khối sư phạm không giới hạn chiều cao, cân nặng, miễn ai có đủ điều kiện, yêu thích nghề sư phạm thì đều có thể vào học. Chính vì thế, khái niệm về chiều cao trong việc tuyển sinh ngành sư phạm chưa nghe tới mà chỉ thấy khối ngành công an, quân đội quy định mà thôi. Vậy nên, ngay sau khi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố quy định nữ cao 1,50m, nam 1,55m trở lên mới được dự thi đã có nhiều ý kiến trái chiều.

sggpgd6-zmoc121802431
Có chiều cao chắc chắn là một lợi thế cho giáo viên đứng lớp (Ảnh minh họa)

Thực tế, ngành nào cũng cần có chiều cao nhất định, có chiều cao thì sẽ có nhiều lợi thế hơn rất nhiều trong quá trình làm việc. Nhưng mỗi người sinh ra lại không thể chọn được chiều cao cho riêng mình. Mỗi người có hoàn cảnh ra đời riêng nên bên cạnh những người có chiều cao vẫn có những người thấp hơn mức trung bình. Và, họ là những người thiệt thòi nhất, đôi lúc còn có những mặc cảm, tự ti. Nên dù không nói ra nhưng lâu nay vẫn có nhiều cơ quan luôn tồn tại ngầm quy định khi tuyển phải “nhất dáng, nhì da…”.

Việc chọn đầu vào sư phạm, nghĩa là các trường sư phạm chọn và đào tạo những người thầy cho tương lai của ngành giáo dục nước nhà. Nếu người thầy giỏi mà có chiều cao tương đối tốt thì còn gì bằng nữa. Bởi có chiều cao tất nhiên sẽ có rất nhiều lợi thế trong giảng dạy, quản lý lớp sau này.

Vẫn biết, cao hay thấp không quan trọng mà quan trọng của người thầy là tri thức và lòng đam mê với nghề giáo như thế nào mà thôi. Lâu nay, có những giáo viên không chỉ thấp mà còn có thầy cô bị khiếm khuyết về cơ thể vẫn là thầy giáo dạy tốt đó sao. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay thì quy định về chiều cao cũng có thể là điều hoàn toàn lí giải được.

Dù biết rằng với quy định như vậy sẽ có nhiều người phản đối, có nhiều người cho rằng phân biệt, đối xử. Nhưng thực tế khi công tác mới thấy sự bất tiện nếu chiều cao quá thấp. Người thầy thấp quá khi viết bảng bất tiện, quản lý lớp cũng có nhiều những hạn chế.

Đối với học sinh mầm non, tiểu học thì không sao. Nhưng dạy học sinh cấp trung học ngày nay đa phần các em học sinh rất cao lớn. Nếu thầy cô quá thấp mà vào lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm cũng đủ thấy ngao ngán rồi. Khi đứng giảng dạy, sự quan sát lớp cũng rất khó. Những học sinh to lớn mà nói chuyện, quậy phá thì nhiều khi thầy cô nhìn cũng đã…sợ rồi. Dù lý tưởng như thế nào đi chăng nữa thì điều này cũng là thực tế mà giáo viên phải đối mặt.

Một số ý kiến cho rằng khi ĐH Sư phạm TP.HCM quy định như vậy là phân biệt, đối xử với nhiều thí sinh nhưng chúng tôi không nghĩ vậy. Thực tế, với việc đa dạng các loại hình đào tạo hiện nay, đa phần các em học sinh lớp 12 thường lượng rõ sức mình khi đăng ký thi, xét tuyển vào một ngành học tương lai.

Những em mà quá thấp cũng rất ít khi thi tuyển vào khối ngành sư phạm. Bởi thực tế, tính đến năm 2018, thanh niên Việt Nam ta dù vẫn còn thấp về chiều cao so với các nước nhưng chiều cao trung bình của nữ cũng đã là 153 cm, nam là 164 cm. Như vậy, mức mà trường đại học sư phạm quy định vẫn đang thấp hơn độ cao trung bình của thanh niên Việt Nam và đây là quy định có thể chấp nhận được.

Ngày trước, khi chúng ta còn nghèo, chiều cao còn thấp hơn bây giờ, việc kê mỗi lớp một cái bảng gỗ thấp nhỏ thì giáo viên vẫn có thể làm chủ được. Thế nhưng, giờ đây, đa phần trường học dùng bảng chống lóa, hay những màn hình máy chiếu có độ cao đến hơn 2m. Mà trường học thì luôn có quy chuẩn chung, mỗi lớp có hàng chục giáo viên giảng dạy nên không thể kê quá thấp được. Vì vậy, nếu như giáo viên thấp dưới 1,5m thì việc ghi bảng, quan sát hình ảnh sẽ gặp những khó khăn.

Đặc thù ngành giáo dục có khác một số ngành nghề còn lại là người thầy khi giảng dạy đều phải ghi bảng và phần nhiều thời gian phải hướng về phía học trò. Mỗi một người thầy có hơn 30 năm công tác trong ngành. Nếu thời thanh niên mà cao không được 1m50 thì về già chiều cao ấy càng thấp hơn. Trong khi, chiều cao của thanh niên Việt Nam ngày càng cao lên.

Thực tế, chúng ta thấy hiện nay chỉ có những trường hợp đặc biệt mới cao dưới 1m50 nên việc quy định về chiều cao cũng không ảnh hưởng đến bao nhiêu thí sinh muốn vào khối trường sư phạm.

Hướng tới chiều cao cho con người Việt Nam ta đã từ lâu được nhiều ban ngành chú trọng. Vì vậy, dù có nhiều ý kiến bất đồng nhưng việc quy định chiều cao của những thí sinh khi vào ngành sư phạm cũng là điều cần thiết.

 

(Trường THCS xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành- An Giang)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.