| Hotline: 0983.970.780

Tiếp cận mới trong khuyến nông

Thứ Năm 24/06/2010 , 10:01 (GMT+7)

Dự án khuyến nông ĐBSCL (MDAEP) được tiếp nối bằng chương trình khuyến nông có tham gia (PAEX) với 2 giai đoạn. Về PAEX, báo NNVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần - giám đốc dự án...

Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần
Dự  án khuyến nông ĐBSCL (MDAEP) được tiếp nối bằng chương trình khuyến nông có tham gia (PAEX) với 2 giai đoạn: 2008-2010 và 2011-2013, được Tổ chức hợp tác kĩ thuật của Vương quốc Bỉ (VVOB) tài trợ. Về PAEX, báo NNVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, Phó GĐ Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, giám đốc dự án, về một số vấn đề liên quan.  

Sắp hết giai đoạn 1 của PAEX, ông có thể nói qua về hoạt động của giai đoạn này và những kết quả đạt được?

 Chương trình PAEX nhằm mục đích mở rộng một cách tiếp cận mới trong khuyến nông là “phát triển kỹ thuật có sự tham gia – PTD”. Giai đoạn 1 của chương trình PAEX tập trung huấn luyện về phương pháp và kỹ năng tham gia cho CBKN cơ sở, các Chủ nhiệm CLB khuyến nông, đồng thời khuyến khích sự áp dụng của phương pháp tiếp cận mới trong hoạt động khuyến nông thường xuyên tại các địa phương tham gia chương trình. Như vậy các các động chính của chương trình giai đoạn 1 là đào tạo huấn luyện cho cả CBKN và lãnh đạo các CLB về phương pháp và kỹ năng; hướng dẫn áp dụng PTD vào các CLB khuyến nông; khuyến khích nông dân tham gia làm thí nghiệm, phát triển kỹ thuật mới. Những kết quả rõ nét của chương trình là: phương pháp và kỹ năng của CBKN được nâng cao; họ thay đổi thái độ trong khuyến nông từ áp đặt sang đáp ứng nhu cầu nông dân; hoạt động khuyến nông của họ có hiệu quả hơn; các CLB khuyến nông tham gia PTD trở nên năng động hơn, hoạt động tích cực và hiệu quả hơn; nông dân trở nên chủ động trong các hoạt động; và khuyến khích được sự hợp tác và liên kết của các đoàn thể trong hoạt động khuyến nông.

Còn những dự định cho giai đoạn 2 của PAEX?

Trong bất kỳ của dự án nào yếu tố bền vững luôn được quan tâm. Chương trình PAEX sẽ kết thúc vào năm 2013, và để đạt được mục tiêu bền vững, giai đoạn 2 của PAEX sẽ chuyển dịch hầu hết các hoạt động cho các địa phương tham gia chương trình (TTKN và các tổ chức địa phương liên quan); Viện, Trường sẽ đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ đào tạo, cung cấp kỹ thuật, chuyên gia.

Ban điều hành MDAEP đã phát hành được bao nhiêu tờ tin PAEX để quảng bá, thông tin về dự án?

Thực sự việc quảng bá, thông tin về dự án khá khiêm tốn. Trong quá trình thực hiện dự án MDAEP cũng như Chương trình PAEX, số lượng thông tin quảng bá rất ít, dự án có website, mỗi quý xuất bản một bản tin, ngoài ra dự án cũng xuất bản 2 quyển sách tài liệu kỹ thuật cung cấp cho CBKN và các tỉnh.

Nông dân đã biết nhiều về  dự án này chưa? Bằng cách nào họ có thể tham gia hoặc chia sẻ được lợi ích từ dự án?

Có thể  nói nông dân chưa biết nhiều về dự án nầy. Hiện tại dự án chỉ hợp tác với các CLB khuyến nông trong địa bàn của dự án. Nông dân chia sẻ lợi ích từ dự án thông qua các hoạt động khuyến nông địa phương, sự giao tiếp của CBKN, hỗ trợ nông dân làm thí nghiệm và phát triển ý tưởng mới.

Với chương trình khuyến nông này, nông dân đã ứng dụng được vào thực tiễn đến đâu, thưa ông?

 Một  điều có thể chắc chắn rằng, với chương trình trình khuyến nông này, nông dân đã thay đổi cách suy nghĩ, cách làm. Họ chủ động hơn trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề trong sản xuất; người nông dân trở thành chuyên gia trong thực tế sản xuất trên đồng ruộng của họ. 

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.