| Hotline: 0983.970.780

Tiếp cận thị trường cho trái cây nhiệt đới

Thứ Ba 24/09/2019 , 17:02 (GMT+7)

Ngày 24/9, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị quốc tế với chủ đề: “Những tiến bộ gần đây và Thực hành sản xuất tốt giúp cải thiện năng suất và tăng cường tiếp cận thị trường cho trái cây nhiệt đới”.  

Hội nghị do Bộ NN-PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với TFNet tổ chức.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Việt Nam có tổng diện tích cây nhiệt đới và cận nhiệt đới khoảng hơn 989.000 ha. Các loại trái cây chính đang được trồng phổ biến gồm cam, quýt, chuối, dứa, xoài, vải, nhãn, pitaya, ổi, bơ, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và sapote.

Các loại trái cây nhiệt đới được trồng tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL với diện tích canh tác khoảng 347.000 ha, tiếp đến là các tỉnh vùng Đông Nam bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Sản phẩm thanh long Việt Nam được trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Minh Sáng.

Hiện, Việt Nam đang xuất khẩu chuối, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…chủ yếu sang Trung Quốc. Bộ NN-PTNT đang xem xét chiến lược tăng xuất khẩu trái cây nhiệt đới, thông qua các chương trình, gồm cải thiện chất lượng và công nghệ sau thu hoạch.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), Việt Nam hiện là quốc gia có diện tích và sản lượng trồng cây ăn quả nhiệt đới khá lớn ở khu vực châu Á. Năm 2018, diện tích cây ăn quả đạt xấp xỉ 1 triệu ha, với tổng sản lượng quả đạt 8 triệu tấn.

Trong đó có 14 loại quả có diện tích lớn với quy mô trên 10 nghìn ha/chủng loại, bao gồm: chuối (144,7 ha), tiếp đến là xoài (99,6 nghìn ha), thanh long (55,4 ha), cam (97,4 nghìn ha), bưởi (85,2 nghìn ha), nhãn (78,8 nghìn ha), vải (58,3 nghìn ha), sầu riêng (47,3 nghìn ha), chôm chôm (24,6 nghìn ha), mít (24 nghìn ha), quýt (15 nghìn ha), bơ (14 nghìn ha), dứa (47,1 nghìn ha), na (11 nghìn ha). ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả chủ lực của cả nước, chiếm 50% tổng diện tích và 60% sản lượng trái cây cả nước.

Trái cây Việt Nam được sản xuất theo quy trình đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Minh Sáng.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu rau quả đứng thứ 3 trong số 5 nhà xuất khẩu chính, chỉ sau Phillipines và Thái Lan.

Các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành rau quả đạt hơn 3,8 tỷ USD trong năm 2018, trong đó kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 3,13 tỷ USD, chiếm 82,05% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. 

 Theo tính toán của FAO, từ năm 2011 thị trường rau quả thế giới đã đạt mốc 200 tỷ USD/năm và nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng tích cực, ước khoảng 3,6%/năm trong khi đó khả năng tăng trưởng của sản xuất chỉ đạt 2,6%/năm. Điều này cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Ông Howard Hall, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) cho rằng: Mặc dù cơ hội rất lớn cho Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng vào thị trường cung ứng trái cây toàn cầu trong thời gian tới, nhưng vẫn còn nhiều thách thức và trở ngại làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh của Việt Nam cũng như các nước châu Á.

Các chuyên gia quốc tế quan tâm đến các sản phẩm trái cấy Việt Nam. Ảnh: Minh Sáng.

Cụ thể là chất lượng giống còn kém, kỹ thuật canh tác tiên tiến còn chậm được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng; dịch hại phá hại nặng; công nghệ chế biến chưa được phát triển, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở dạng trái cây tươi; thiếu liên kết bền vững theo chuỗi giá trị để giảm rủi ro cho người sản xuất, thuận lợi cho việc giám sát chất lượng và điều tiết cung cầu trong sản xuất, tiêu thụ; không tuân thủ đúng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP,); tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI) cho biết: Cây ăn quả nhiệt đới của Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về mở rộng diện tích trồng, cũng như cho sản lượng lớn phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu.

Tuy nhiên, cây ăn quả nhiệt đới của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh với trái cây nhiệt đới của các nước khác trong khu vực. Do vậy, cần phải làm tốt khâu chọn tạo giống để có giống cây ăn quả nhiệt đới mới, đạt năng suất và chất lượng cao; đồng thời đi vào sản xuất tập trung để có số lượng lớn và an toàn đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của các thị trường nhập khẩu sản phẩm trái cây nhiệt đới của ta.  

Nhiều đại biểu quốc tế đánh giá cao chất lượng trái cây Việt. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri), hội nghị này là cơ hội tốt để các nhà khoa học, nhà quản lý của Việt Nam có thêm thông tin về công tác nghiên cứu và lai tạo giống, các công nghệ, kỹ thuật mới (Nông nghiệp 4.0)… trong sản xuất, BVTV và bảo quản sau thu hoạch, thị trường tiêu thụ cây ăn quả nhiệt đới; đồng thời học hỏi kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách phát triển sản xuất của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất bền vững cây ăn quả ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Như Cường, Quyền Cục Trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng và là nước sản xuất, xuất khẩu trái cây nhiệt đới lớn trong khu vực. Thông qua Viện Nghiên cứu rau quả và Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ NN-PTNT đang chú trọng việc đầu tư để phát triển trái cây nhiệt đới ở Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh việc chuyển giao quy trình sản xuất cây ăn quả theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đáp ứng tốt tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất