| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục kiểm soát chặt thịt và thủy sản nhập khẩu

Thứ Tư 21/10/2015 , 18:20 (GMT+7)

Trong thời gian vừa qua, Cục Thú y tiếp tục tăng cường tổ chức lấy mẫu từ các lô hàng thịt, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, chất tồn dư, kết quả cụ thể như sau:

Đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm

Theo quy định của Bộ Y tế, các lô hàng nhập khẩu cần phải kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y như tổng số vi khuẩn hiếu khí, Escherichia coli, Salmonella, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3… Kết quả chỉ phát hiện có 1 lô hàng gà rán tẩm bột đông lạnh (có khối lượng 749 kg, nguồn gốc USA bị nhiễm salmonella) và đã xử lý tiêu hủy, các lô hàng thịt nhập khẩu còn lại đều đạt yêu cầu theo quy định.

Kết quả kiểm tra mầm bệnh cúm gia cầm

Cơ quan thú y cửa khẩu đã lấy mẫu từ 128 lô hàng thịt gà nhập khẩu để kiểm tra mầm bệnh cúm gia cầm, trong đó có 122 lô hàng thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Kết quả đều không phát hiện dương tính với mầm bệnh cúm gia cầm trong các lô hàng thịt gà nhập khẩu.

Kết quả giám sát chất kháng sinh, chất tạo nạc

Từ tháng 7/2015 đến nay, các cơ quan thú y cửa khẩu đã tổ chức lấy mẫu 258 lô hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gà nhập khẩu (có nguồn gốc từ 46 nhà máy sản xuất thuộc 10 quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Lithuania, Úc, Canada, Brazil, Nhật Bản, Đan Mạch, Ba Lan…) để kiểm tra dư lượng kháng sinh, chất cấm (Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Chlotetracycline, Oxytetracycline, Tetracycline, Beta-agonist, Ractopamin, Celenbuterol, Salbutamol…), với hàng nghìn chỉ tiêu được kiểm tra. Đến nay đã có kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh, chất tạo nạc của 222 lô hàng thịt bò, gà, lợn và chỉ phát hiện có 1 lô hàng thịt đùi gà đông lạnh (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ) có dư lượng Chlotetracycline ở mức 65,76 phần tỷ (ở dưới ngưỡng cho phép là 200 phần tỷ theo quy định của Bộ Y tế).

Đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm

Cơ quan thú y cửa khẩu đã lấy mẫu các lô hàng sản phẩm thủy sản nhập khẩu để kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả chỉ phát hiện có 1 lô hàng mực xé sợi 24.000 kg (có nguồn gốc từ Trung Quốc bị nhiễm vi sinh vật, nấm mốc, nấm men vượt mức quy định của Bộ Y tế), các lô hàng còn lại đều đạt yêu cầu theo quy định.

Kết quả giám sát dư lượng kháng sinh, kim loại nặng

Từ tháng 7/2015 đến này, các Cơ quan thú y cửa khẩu đã tổ chức lấy mẫu của 37 lô hàng cá hồi, cá ngừ, cá nục, mực đông lạnh (có nguồn gốc từ 36 nhà máy thuộc 10 quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Faroe Island, Na Uy, Úc, Ba Lan, Đan Mạch) để kiểm tra các chỉ tiêu kháng sinh, kim loại nặng (như Chloramphenicol, Nitrofuran, Tylosin, Furaltadone, chì, Cadimi, thủy ngân…). Kết quả chỉ phát hiện có 2 lô mực đông lạnh (được đánh bắt ngoài tự nhiên) có nguồn gốc từ Đài Loan có dư lượng kim loại nặng Cadimi vượt giới hạn cho phép và đã xử lý theo quy định, còn các chỉ tiêu khác đều đạt yêu cầu theo quy định.

Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu để gia công xuất khẩu

Kết quả kiểm tra, giám sát mầm bệnh

Từ tháng 7/2015 đến nay, các Cơ quan thú y cửa khẩu đã lấy mẫu từ 53 lô hàng tôm sú, tôm thẻ đông lạnh nhập khẩu để làm nguyên liệu gia công xuất khẩu. Kết quả đã phát hiện 12/45 lô hàng có mầm bệnh đốm trắng (chiếm tỷ lệ 26,67%) và chủ yếu là các lô hàng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mầm bệnh.

Kết quả giám sát chất tồn dư

Các cơ quan thú y cửa khẩu đã thực hiện lấy mẫu giám sát chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng trên tôm nhập khẩu dùng để gia công xuất khẩu từ tháng 7/2015 đến nay là 56 lô hàng (gồm có: 40 lô hàng tôm thẻ và 16 lô hàng tôm sú mẫu) để kiểm tra các chỉ tiêu như Chloramphenicol, Furaltadone (AMOZ), Tylosin, Fluoroquinolone, Oxytetracycline, chì, thủy ngân, Cadimi... Kết quả đã phát hiện có 5/43 lô hàng tôm nguyên liệu có thủy ngân, nhưng đều ở dưới ngưỡng cho phép theo quy của Bộ Y tế.

Về xử lý đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm thủy sản nhập khẩu vi phạm

Đối với các lô hàng phát hiện có vi phạm nêu trên, Cục Thú y đã thông báo cho Trưởng Cơ quan thú y (CVO) các nước xuất để điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục đối với các trường hợp vi phạm và các doanh nghiệp, cơ quan liên quan của Việt Nam biết về nguồn hàng nhập khẩu; đồng thời xử lý vi phạm theo đúng quy định hiện hành.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm