| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục nghiên cứu xăng để tìm nguyên nhân cháy xe

Chủ Nhật 17/06/2012 , 23:22 (GMT+7)

Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" trên kênh VTV1, Đài THVN, tối 17/6, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KHCN) Nguyễn Quân khẳng định, chắc chắn Bộ KHCN vẫn coi xăng dầu là đối tượng nghiên cứu, là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra những vụ cháy nổ ô tô, xe máy trong thời gian vừa qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chắc chắn Bộ KHCN vẫn coi xăng dầu là đối tượng nghiên cứu, là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra cháy xe

>> Đề nghị dừng bán xăng A83 vì lo ngại cháy xe
>> Xăng dỏm: nguyên nhân chính cháy xe

Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" trên kênh VTV1, Đài THVN, tối 17/6, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KHCN) Nguyễn Quân khẳng định, chắc chắn Bộ KHCN vẫn coi xăng dầu là đối tượng nghiên cứu, là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra những vụ cháy nổ ô tô, xe máy trong thời gian vừa qua.

Bộ trưởng Nguyễn Quân còn cho biết, khi Nhà nước tăng cường thanh tra kiểm tra, số vụ cháy nổ ô tô xe máy giảm đi rõ rệt. Vì thế, xã hội đã phần nào thấy vai trò của công tác kiểm tra, thanh tra với chất lượng xăng, dầu và gas trên thị trường.

Do đó, hiện tại, Bộ KHCN vẫn giao nhiệm vụ cho 3 đơn vị khoa học, đó là Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP HCM và Viện Hoá học Công nghiệp tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng xăng dầu đối với việc rò rỉ xăng dẫn tới có thể gây cháy.

Liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu, đặc biệt là cách đây 2 năm, Bộ KHCN có kiến nghị về việc tạm dừng việc sử dụng xăng A83. Bộ trưởng Nguyễn Quân giải thích căn cứ: "Trong quá trình lưu thông xăng A83, chúng tôi thấy rằng có những vấn đề mà chúng ta cần phải loại bỏ. Ví dụ, chỉ số Octan của xăng A83 tương đối thấp, nó chỉ phù hợp với phương tiện ô tô xe máy đã được thiết kế, chế tạo trong giai đoạn trước. Đồng thời, nó không đảm bảo vấn đề môi trường".

"Đến cuối năm 2011, khi xuất hiện hiện tượng xăng A83 được sử dụng pha thêm các chất phụ gia để bán với giá xăng A92, A95, chúng tôi tiếp tục kiến nghị và tháng 5/2012, Bộ Công Thương thống nhất với Bộ KHCN trình Chính phủ chấm dứt việc lưu hành xăng A83 trên thị trường” - Bộ trưởng Quân nhấn mạnh.


Video Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trả lời về nguyên nhân 
cháy, nổ xe.          Nguồn: chinh phu.vn

Bên cạnh đó, dư luận đặc biệt bức xúc khi có thông tin về việc “biến” xăng A83 thành xăng A92 vô cùng đơn giản: Chỉ cần pha methanol 15% vào xăng A83 là có chỉ số như xăng A92, trong khi xăng A83 và A92 có mức giá chênh nhau tới cả ngàn đồng/lít. Điều này cho thấy, lợi nhuận chính là động lực lớn nhất để các cây xăng làm ăn gian dối và pha thêm methanol chính là nguyên nhân gây cháy xe.

Hơn nữa, thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, các thiết bị máy móc sử dụng xăng A83 không nhiều, nhưng xăng A83 nhập vào Việt Nam và lượng xuất kho lại rất lớn. Điều này khiến dư luận có quyền nghi vấn về việc có thể xăng A83 đã được sử dụng rất nhiều để trộn với methanol thành xăng A92 và bán trên thị trường.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Chắc chắn hiện nay động cơ sử dụng xăng A83 không nhiều, hầu hết trong lĩnh vực quốc phòng và một số phương tiện cũ. Tuy nhiên, lượng xăng A83 tiêu thụ trên thị trường vừa qua nhiều một cách không bình thường.

Vì thế, chắc chắn có hiện tượng gian lận trong việc pha thêm phụ gia vào xăng A83 để bán với giá của A92 và A95. Chỉ tiếc một điều, tất cả các vụ cháy xe mà chúng tôi đã cho xét nghiệm các mẫu xăng dầu, đều không phát hiện các trường hợp vi phạm như vậy. Cho nên, đây vẫn là một ẩn số chúng ta vẫn phải tiếp tục xác minh.

Theo VOV online

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm