| Hotline: 0983.970.780

Khi giá mủ cao su lao dốc

Tiết kiệm chi phí, mở thị trường

Thứ Sáu 30/05/2014 , 08:30 (GMT+7)

Nhiều giải pháp hỗ trợ ngành cao su đang được đề xuất tới các cơ quan chức năng, một mặt, tự bản thân DN tìm cách vượt khó…/ Khi giá mủ cao su lao dốc

Ông Lê Văn Vận, cán bộ phòng XNK công ty TM XNK tỉnh Bình Phước cho hay, mủ cao su SVR3L (chưa bao gồm thuế) tại thị trường cửa khẩu Móng Cái, cửa khẩu chủ lực xuất khẩu cao su sang Trung Quốc hôm 28/5 vẫn đứng ở mức thấp 11.500 đến 11.600 nhân dân tệ/tấn (qui đổi 1 NDT = 3.370 VNĐ, tương đương với 38,7 triệu đồng/tấn).

“Nói là Móng Cái nhưng phía Trung Quốc hiện chỉ chấp nhận mặt hàng cao su VN đi qua cửa khẩu duy nhất là Lào Cai mà thôi” - ông Vạn thông tin thêm.

Rõ ràng, với mức giá này, trung bình mỗi tấn cao su xuất khẩu, các doanh nghiệp lỗ ít nhất 5 triệu đồng. Điều đó cũng có nghĩa nông dân thu hoạch sản phẩm bán ra không đủ bù vào chi phí. Nhiều công ty cao su ở khu vực miền Đông và Tây Nguyên tồn kho hàng nghìn tấn mủ nhưng bán ra vẫn chậm dù giá thấp.

Tính đến ngày 20/5, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) còn tồn kho 39 ngàn tấn mủ (bao gồm cả lượng mủ đã ký hợp đồng bán nhưng chưa giao), cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 9,5 ngàn tấn. Điều đáng nói là khu vực Tây Nguyên, nơi có sản lượng cao su XK qua Trung Quốc nhiều nhất trong ngành hiện không ít các DN đang gặp khó.

Tại các công ty cao su ở Tây Nguyên và miền Trung, giá cao su XK chỉ còn 39 triệu đến 41 triệu đồng/tấn mủ sơ chế. Riêng tại công ty TNHH MTV Cao su Đăk Lăk, đã có gần 4.000 ha của các hộ liên kết đang ngừng cạo mủ hoặc cạo mủ cầm chừng. Vì vậy, sản lượng toàn công ty này năm nay có thể sụt giảm hơn 3.000 tấn.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu bảng nhập khẩu cao su từ Việt Nam với tỷ lệ 35,91%, thứ hai là Malaysia chiếm 15,45%. Còn các khách hàng hợp đồng dài hạn như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ chỉ chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn từ 4-7%.

Điều đáng nói, dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Chẳng hạn, Trung Quốc giảm 37,65% về khối lượng và giảm 53,26% về giá trị; Malaysia giảm 22,61% về khối lượng và giảm 45,86% về giá trị. Đặc biệt, giá cao su XK bình quân 4 tháng qua chỉ đạt 1.997 USD/tấn, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm 2013.

Tại công ty Cao su Bà Rịa, một thương hiệu có tiếng về xuất khẩu cao su, nhưng hiện nay giá mủ cao su sơ chế XK của công ty này chỉ đạt 45 triệu đồng/tấn, thấp hơn 1/3 giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Biện pháp nhằm giảm lỗ cho doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải giảm lương, thưởng.

VRA đưa ra "kịch bản" nhằm đối phó với tình trạng cao su tụt giá là giảm sản lượng kế hoạch, chậm mở miệng cạo vườn cây trồng mới, cắt giảm chi phí đầu tư thâm canh để duy trì doanh thu và lợi nhuận trong năm 2014. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giảm kích thích, phân bón, tăng thời gian bảo dưỡng cho cây… để giảm giá thành sản xuất và bảo đảm thu nhập cho người lao động. Trong đó, giảm chi phí sản xuất nhưng tăng tiếp thị, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm xuất tiểu ngạch thị trường Trung Quốc

“Hai năm trước, thu nhập bình quân của công nhân trên 7,8 triệu đồng/tháng. Trong năm nay, chắc chắn thu nhập của công nhân sẽ thấp nhưng chúng tôi cố gắng để công nhân mình đạt mức 6-6,5 triệu đồng/tháng nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống mà bám trụ tiếp tục sản xuất”, ông Trần Văn Chánh, Phó Tổng giám đốc, phụ trách công ty nói.

Trước tình hình giá mủ đi xuống, VRG vừa có thông báo cho các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch đảm bảo sản xuất 1 tấn mủ cao su XK phải có lãi 5 triệu đồng. Theo đó, nếu giá bán 42 triệu đồng/tấn thì xây dựng giá thành sản xuất là 37 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên, đây chỉ là kịch bản tốt trong thời điểm thuận lợi. Còn như hiện tại, khó có thể đạt mức giá bán nói trên, bởi giá mủ hiện chỉ còn 39-40 triệu đồng/tấn. Do đó, vấn đề đặt ra là, nếu giá mủ tiếp tục giảm sâu nữa thì liệu phương án xây dựng giá thành sản xuất có còn thấp hơn nữa được không, và thấp đến bao nhiêu là hợp lý? Chúng tôi nêu câu hỏi này với một vài DN cao su thì hầu hết đều từ chối vì “rất khó trả lời”.

Tổng giám đốc VRG Trần Ngọc Thuận cho biết: “Nếu giá bán 43 triệu đồng thì giá thành phải 38 triệu đồng, còn giá bán 40 triệu đồng thì giá thành phải 35 triệu đồng, trừ nhóm đơn vị đặc biệt khó khăn. Hiện trong ngành đã có những DN chủ trương giảm giá thành rất tốt. Tuy nhiên, có 2 phần không thể giảm đó là tiền lương công nhân và khấu hao trong giá thành”.

Ngoài ra, sắp tới VRG sẽ đề nghị giảm chi phí quản lý, đặc biệt là về hội họp, đi công tác nước ngoài. “Chúng tôi đã có chủ trương giảm 50% chi phí đi nước ngoài, có chủ trương rồi thì phải chấp hành. Đây cũng là cơ hội để củng cố công tác quản lý được tốt hơn”, ông Thuận nói.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện giá thành trong chế biến cao su, cụ thể là định mức chỉ tiêu kỹ thuật như xăng dầu, điện, hóa chất… đang có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp thành viên VRG. Có DN chi phí xăng dầu, điện, hóa chất 3,5 triệu đồng/tấn, có doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn. Về vấn đề trên, ông Thuận nói “VRG sẽ có phương án điều chỉnh lại chi phí này, nhất là việc sử dụng axit sunfuric hiện còn lãng phí và góp phần làm tăng giá thành”.

Được biết, có một số DN ở khu vực Đông Nam Bộ cam kết sẽ đảm bảo mức lợi nhuận 5 triệu đồng/tấn như công ty CS Phú Riềng xây dựng “kịch bản” giá bán 42-45 triệu đồng/tấn với giá thành 37 triệu đồng/tấn, công ty CP CS Phước Hòa dự kiến giá bán 45 triệu đồng/tấn, giá thành 39 triệu đồng/tấn và đảm bảo tiền lương 5,6 triệu đồng/người/tháng.

Trong khi đó, các DN khác cho biết, để nhằm mục tiêu đạt lợi nhuận 5 triệu đồng/tấn thì cần phải siết chặt giá thành hơn nữa trong thời gian tới.

Đề nghị Bộ Tài chính miễn thuế xuất khẩu 3%

“Hiện nay, cung đã vượt cầu là 500 nghìn tấn cao su, chưa nói tới một số lượng lớn cao su tiểu điền tồn kho tại rất nhiều quốc gia, chẳng hạn Trung Quốc và một số nước khoảng hơn 1 triệu tấn nữa. Điều này tất nhiên làm ảnh hưởng rất mạnh đến giá cao su trong nước. Trong lúc giá cao su xuống thấp, giá thành sản xuất gần bằng giá bán mà Bộ Tài chính áp mức thuế 3% khiến cho DN và nông dân càng điêu đứng hơn. Chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính miễn thuế XK 3% như hiện nay để ngành cao su vượt qua khủng hoảng trong giai đoạn này”, ông Võ Hoàng An - Trưởng Ban xuất khẩu VRG kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm