| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm chi thường xuyên để trả lương

Thứ Sáu 16/11/2012 , 09:47 (GMT+7)

Ngày 15/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2013.

Ngày 15/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2013. Với 91,57% số đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội đã thông qua một số chỉ tiêu quan trọng về tổng số thu, chi cân đối ngân sách trung ương năm 2013.


Ảnh minh họa

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương là 519.836 tỷ đồng; Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 296.164 tỷ đồng; Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 681.836 tỷ đồng, bao gồm cả 193.595 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

 QH cũng giao Chính phủ triển khai nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành, các cơ quan ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thông báo đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật…

Để tăng nguồn cải cách tiền lương năm 2013, QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan ở Trung ương và địa phương sử dụng khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên (sau khi trừ tiền lương, các khoản có tính chất lương). HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý.

 

 

* Chiều qua, 14-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phần lớn ĐBQH nhất trí cao việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần phải làm rất thận trọng, chắc chắn.

 

Liên quan đến nội dung quyền công dân và quyền con người, quyền lực của nhà nước, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) và ĐB Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) góp ý, trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định tất cả quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân, nên sửa thành “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” để cho đúng bản chất. Về quyền con người, không nên quy định lẫn giữa quyền con người và quyền công dân trong cùng một điều luật.

Các ĐB cho rằng, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn còn một số vấn đề hạn chế như chưa thể hiện được vai trò độc tôn của QH trong lập hiến, lập pháp, không thể hiện được quyền lực giám sát của HĐND trong mối quan hệ với chính quyền. Tương tự, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) bày tỏ quan điểm cơ bản đồng tình với 9 nội dung cần sửa đổi trong Hiến pháp 1992, song một số quy định về quyền con người, mô hình tổ chức các cơ quan quyền lực địa phương cần phải thể hiện rõ hơn.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất