| Hotline: 0983.970.780

Tìm chiêu kéo chồng về sớm

Thứ Hai 21/11/2011 , 10:26 (GMT+7)

Chị Thúy phát phiền khi đang phải tất bật với chuyện bếp núc mà con gái bên cạnh cứ nhằng nhẵng bám theo. Chốc chốc nó lại hỏi: “Sao bố về muộn thế mẹ?”, “bố hôm nay về muộn nhỉ?”, “con nhớ bố lắm”, “bố ơi, bố về với con đi, hị hị”… Liếc nhìn đồng hồ đã gần 8 giờ tối, giở điện thoại định gọi cho chồng thì anh đã nhắn tin từ bao giờ: “Anh về muộn, đừng chờ cơm”.

“Cùng đi làm Nhà nước như nhau. Thế mà ông ấy ngày nào cũng đi sớm và về nhà muộn hơn vợ con”, chị Thúy không giấu nổi sự chán chường và mệt mỏi. Chị Thúy làm trong một cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn chồng chị là cán bộ của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Vậy mà sáng nào chưa tới 7h là anh đã dắt xe ra khỏi nhà. Trong khi giờ làm việc bắt đầu từ 8h sáng. Anh lý giải, thì đi làm còn ăn sáng, rồi cà phê chút nữa thì mới sảng khoái và minh mẫn để làm việc. Trong khi đó, chị phải lo cho con ăn uống, đi học rồi mới tới cơ quan.

“Nhà chỉ có ba người, bố thì thường xuyên đi làm khi con chưa ngủ dậy, thế mà tối lại không tranh thủ về sớm với vợ con, lại hay la cà, nhậu nhẹt. Hình như, ngày nào anh ấy cũng có lý do “chính đáng” để về muộn: Hôm thì phòng liên hoan, hôm thì nhóm bạn này, đồng nghiệp khác. Mình là vợ, buồn nhưng vẫn có việc để làm, nhưng con trẻ, chúng yêu bố và luôn muốn được chơi cùng bố, chúng bồn chồn khi bố chưa về nhà. Chỉ cần những hôm nào bố về sớm là chúng vui vẻ ra mặt”, chị Thúy tâm sự.

Người ta đã nói nhiều về tầm quan trọng của những bữa cơm gia đình, xong liệu ý nghĩa của nó có đạt được không khi mà các ông chồng đã uống nhiều vại bia, về nhà chỉ ăn cơm cho có lệ? Bao nhiều công vợ nấu, gửi gắm bao yêu thương mà chồng ăn qua quýt vì đã no say?

Thời gian đầu, chị Thúy còn kiên nhẫn chờ chồng về ăn cơm. Nhưng dần dần chị cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Không tránh được sự giận hờn, bực bội, bữa cơm để kết nối hạnh phúc gia đình trở thành chán ngắt. Vợ tức chồng, chồng khó chịu trước sự hậm hực, nặng nhẹ, ăn nói cộc lốc của vợ. Nếu không kiềm chế, cả hai có thể cãi nhau ngay trong bữa ăn.

Cương quyết với thói hư của chồng

Theo chuyên gia tư vấn Thảo Nguyên (tổng đài 1088 Hà Nội) thì việc đi nhậu của đàn ông là một thói quen. Cũng như đàn bà thích mua sắm và ăn uống. Để giải quyết vấn đề này, chị em cần cương quyết với thói hư tật xấu của chồng. Các bà vợ không thể cấm đoán hoặc giữ rịt chồng ở nhà 365 ngày/năm. Nhưng cũng nên giới hạn cho chồng đôi lần trong tháng ở quán xá, và mỗi lần về nhà không quá nửa đêm.

 Khi đã có quy định chung về giờ giấc, vợ chồng có thể linh hoạt để không làm ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Và mỗi khi về muộn, các ông chồng đừng quên gọi điện báo trước cho vợ, bởi đây là cách củng cố lòng tin cho vợ và thể hiện trách nhiệm với gia đình.

Dù đã áp dụng đủ chiêu để kéo chồng về nhà sớm như: Gọi điện, nhắn tin “khủng bố” liên tục nhưng không khả thi, vì khi đã “hăng say”, chồng Thúy có thể tắt điện thoại; ca cẩm, càu nhàu không thể áp dụng cho người toàn hơi rượu, không khéo còn bị “tẩn” cho một trận…

Có một thời gian, chị Thúy và con đã chọn giải pháp ăn cơm trước. Nhưng thật tồi tệ khi phải ngồi ăn một mình trong bữa cơm duy nhất trong một ngày tất bật giữa guồng quay cuộc sống hiện đại. Bao nhiêu chuyện diễn ra trong ngày, bao tâm trạng vui buồn của các mối quan hệ cứ nghẹn lại ở cổ khi nuốt cơm. Cái cảm giác không chia sẻ được với người bạn đời của mình lâu dần sẽ thành thói quen và ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình.

Sau một thời gian loay hoay, chị Thúy cũng “dụ” được chồng về nhà nhờ con gái. Vợ gọi chưa chắc chồng đã về, nhưng chỉ cần nghe giọng con, nhờ bố mua ít đất nặn, hay con thích ăn gì ăn gì, tí về bố mua cho con nhé, bố về cho con đi chơi… thì dù kiểu gì, vui đến đâu chồng cũng không quên về đúng giờ.

 Có hôm chồng chị mải vui, quên nhiệm vụ, bé con giận: “Bố hư, từ giờ con không yêu bố nữa. Vì bố không yêu con, không nghe lời con”, lúc lại “sao bố hôi thế, bố uống nhiều rượu thế, bố đừng ôm con, con sợ lắm”… Thế là bố lại rối rít xin lỗi và hứa từ sau bố sẽ nhớ, sẽ về sớm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.