| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp nâng cao mía đường

Thứ Hai 17/08/2015 , 08:29 (GMT+7)

Cuối tuần qua, tại TP Quảng Ngãi, Bộ NN-PTNT tổ chức “Hội nghị tổng kết vụ SX mía đường 2014-2015” nhằm đánh giá những kết quả đạt được và tìm giải pháp nâng cao sự cạnh tranh của mía đường VN.

21-12-57_nh-1

Hội nghị với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và nhiều DN, chuyên gia ngành đường trên cả nước. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị.

Giảm toàn tập

Ông Nguyễn Bái Dương, Trưởng phòng Chế biến và Bảo quản nông sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: Vụ 2014-2015 diện tích trồng mía cả nước 305.000 ha, năng suất bình quân đạt 65,3 tấn/ha, sản lượng gần 20 triệu tấn.

Trong đó, tổng diện tích các nhà máy có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm 255.891 ha và vùng nguyên liệu mía giảm so với vụ trước 10.943 ha. Trong vụ, giá thu mua mía 10 CCS tại ruộng từ 750.000-900.000 đ/tấn, giảm so với vụ trước 100.000-150.000 đ/tấn.

“Tuy giá mía giảm nhưng toàn bộ mía nguyên liệu ở các vùng đã được mua hết đưa vào chế biến, tổng sản lượng mía nguyên liệu các nhà máy đã thu mua 14.404.000 tấn, giảm 1.644.000 tấn so với vụ trước”, ông Dương cho hay.

Song song với đó, chữ đường bình quân của mía đưa vào nhà máy chế biến của cả nước ở mức trên 10,2 CCS, thấp hơn vụ trước 0,1 CCS. Mặc dù khó khăn nhưng vụ SX 2014-2015 có 41 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 15.500 tấn mía tươi, sản lượng đường SX được 1.417.800 tấn, trong đó đường luyện 700.000 tấn. So với vụ trước, công suất thiết kế tăng 10.000 tấn mía tươi nhưng sản lượng đường giảm 599.500 tấn.

Cũng theo ông Dương, 6 tháng đầu năm 2015, lượng đường tồn kho tại các nhà máy khoảng 389.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 159.000 tấn. Tổng lượng đường các nhà máy bán ra trong 6 tháng đạt 1.025.770 tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 69.140 tấn và tiêu thụ trong nước 956.630 tấn. Về giá bán, do cung vượt cầu, giá đường liên tục giảm nên đường trắng bán ra loại 1 dao động từ 11.000-13.000đ/kg. So với các vụ trước giảm 5.000-6.000 đ/kg.

Tiếp tục vụ SX 2015-2016, mục tiêu đề ra đối với cây mía có tổng diện tích các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 257.546 ha. Sản lượng mía các nhà máy ép khoảng 15,7 triệu tấn, dự kiến đạt 1,56 triệu tấn đường, trong đó đường luyện đạt 750.000 tấn. Nguồn cung đạt 1.881.000 tấn, nhu cầu tiêu thụ 1.600.000 tấn, cung vượt cầu 281.000 tấn.

Để làm được vấn đề này, Bộ NN-PTNT kêu gọi các DN chủ động hỗ trợ, giúp đỡ người trồng mía tổ chức tốt việc chăm sóc diện tích mía hiện có để đạt năng suất, chất lượng tốt nhất.

Đồng thời Hiệp hội Mía đường VN thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường nhằm có giải pháp phối hợp giữa các DN với nhau, giữ thị trường ổn định. Nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án, kế hoạch xuất khẩu đường năm 2015. Đặc biệt kiến nghị với Chính phủ các giải pháp và cơ chế điều hành, chủ động xuất khẩu hết lượng đường dư thừa. Bên cạnh đó tăng cường công tác chống buôn lậu đường.

Tháo gỡ khó khăn

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rang, ngành mía đường VN có sức cạnh tranh yếu, nguyên nhân do giá mía nguyên liệu cao.

21-12-57_nh-2
Ngành mía đường gặp khó khăn

Ngoài ra, công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch đối với ngành mía đường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với vùng nguyên liệu.

Hiện vị trí xây dựng của một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhiều nhà máy được quy hoạch trên đồi cao, đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu cũng như việc vận chuyển. Không những thế, công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công tác giống chưa được quan tâm đúng mức; cơ giới hóa trong SX thấp…

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN cho rằng, phải nhanh chóng quy hoạch lại nông nghiệp, đất đai trồng mía phù hợp thành vùng chuyên canh cho cây mía để đạt được chỉ tiêu năng suất từ 7-8 tấn đường/ha. “Bộ NN-PTNT sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định Mía đường, là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động SX, kinh doanh cho ngành phát triển đúng hướng, có hiệu quả và bền vững để hội nhập”, ông Long đề nghị.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT, Cty CP Mía đường Lam Sơn cho hay, đã đến lúc chúng ta phải rút kinh nghiệm, các nhà máy đường tự cứu mình, phải liên kết chặt hơn giữa nhà máy với người nông dân. Trong những năm qua nông dân chặt mía, hiện bà con đã đăng ký trồng lại.

Do đó, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế chính sách dành quỹ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng mía. Ngoài ra, trong chính sách khuyến nông, cây mía cũng được quan tâm như các loại cây trồng khác và đưa các chính sách này về các huyện, các Cty mía đường để thuận lợi cho các công tác tổ chức thực hiện.

Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay, mặc dù các DN gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được giá mua ổn định cho người dân, DN thực hiện đúng các hợp đồng. Cụ thể, giá đường giảm 30% nhưng giá thu mua mía chỉ giảm 10%. Có thể nói rằng đó là sự cố gắng của các DN.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, khó khăn nhất hiện nay của ngành mía đường là giá thành mía nguyên liệu cao đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Do vậy phải tính đến giải pháp tập trung giảm chi phí SX, và không còn cách nào khác là phải cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch và ứng dụng giống mới phù hợp với từng vùng để chất lượng năng suất cao. Ngoài ra phải đổi mới tư duy, mía không phải chỉ SX ra đường mà phục cho nhiều sản phẩm chúng ta cần phải nghiên cứu, các DN phải chú ý đến phát triển các sản phẩm như cồn, điện, phân vi sinh...

“Phải tạo đột phá về giống mía, việc này không khó, nhiều DN sẵn sàng chủ động được. Do đó đề nghị các viện phối hợp DN nghiên cứu các loại giống tốt. Mỗi DN phải chủ động được nguồn giống, các đơn vị của Bộ sẵn sàng phối hợp với các DN đưa các giống mới vào”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm