| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp vực dậy kinh tế ĐBSCL

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:14 (GMT+7)

Ngày 26/6, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, BCĐ Tây Nam bộ, Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo "Xúc tiến Thương mại – Đầu tư khu vực ĐBSCL”.

Ngày 26/6, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, BCĐ Tây Nam bộ, Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo "Xúc tiến Thương mại – Đầu tư khu vực ĐBSCL”. Hội thảo tập trung bàn luận các vấn đề trọng tâm nhằm tìm giải pháp thúc đẩy, vực dậy nền kinh tế ở khu vực ĐBSCL trong thời gian tới.

Theo ông Bùi Ngọc Sương, Phó Trưởng ban BCĐ Tây Nam bộ, ĐBSCL có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 20 triệu người, có đường biên giới bộ giáp Camphuchia khoảng 340 km, bờ biển dài hơn 700 km với 360 ngàn km2 đặc quyền kinh tế.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, kinh tế vùng ĐBSCL thời gian qua phát triển nhanh, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2011 đạt 11,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38%, công nghiệp - xây dựng 27%, dịch vụ 35%.

ĐBSCL không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản mà còn là môi trường đảm bảo “sức khỏe” cho nền nông nghiệp cả nước. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong vùng, từ 56 nghìn tỷ đồng (năm 2001) lên 110 nghìn tỷ đồng (năm 2011), tăng bình quân 7%/năm.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong suốt 27 năm qua khi cả nước luôn nhập siêu, thì ĐBSCL liên tục xuất siêu nhờ sự đóng góp từ các mặt hàng nông sản chủ lực. Ngoài ra, kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp phát triển, hình thành vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa.

Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu tại vùng ĐBSCL tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Theo báo cáo tổng kết của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ năm 2012, khu vực ĐBSCL đóng góp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Tiến sỹ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Chi nhánh Phòng Công nghiệp - Thương mại Việt Nam tại Cần Thơ, đánh giá, ĐBSCL là khu vực đầy tiềm năng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Đặc biệt, qua kết quả đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, vùng ĐBSCL có 3 tỉnh nằm trong top 5 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.

Điều đó, cho thấy chính quyền các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã có những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến làm ăn lâu dài.

Ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, Hội thảo lần này nhằm mục đích phát huy hơn nữa các thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL; tạo mối liên kết vùng, các giải pháp bình ổn thị trường...

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.