| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu tục lệ xin nước thiêng

Thứ Ba 25/02/2014 , 11:00 (GMT+7)

Xin hỏi tục lệ xin nước thiêng có từ bao giờ? Ai là người đặt nền móng cho tục lệ này?

* Xin hỏi tục lệ xin nước thiêng có từ bao giờ? Ai là người đặt nền móng cho tục lệ này?

Lê Minh Hòa, Kim Động, Hưng Yên

Tương truyền, nước suối Phủ Na (Thanh Hóa) rất linh thiêng, tắm rửa bằng nước này như được gột rửa bụi trần và khoác lên mình vạn điều may mắn, nên đầu năm nhiều người thường chen chân đến đây xin "nước thánh".

Dù trời rét đậm và mưa nặng hạt nhưng hàng nghìn du khách vẫn đổ về Phủ Na (còn gọi là Na Sơn động phủ) ở huyện Như Thanh. Khu di tích lịch sử Phủ Na được xây dựng đầu thế kỉ 19, theo lối kiến trúc thời Nguyễn, thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Theo các cụ cao niên trong vùng, dòng suối này rất linh thiêng, nguồn nước chưa bao giờ cạn dù hạn hán kéo dài. Do đó, nếu ai từng một lần được tắm rửa từ nguồn nước thiêng ở đây thì như được gột rửa bụi trần và khoác lên mình vạn điều may mắn trong năm mới.

Dù ban tổ chức làm sẵn một chiếc vòi để hứng nước nhưng do quá đông nên nhiều người vượt rào vào sát vách đá hứng nước tạo nên cảnh chen lấn xô đẩy hỗn loạn ngay sát đền thờ Đức thánh Tản Viên. Dịch vụ bán can, chai lọ mọc lên như nấm...

Cứ vào dịp đầu năm, Khu di tích lịch sử văn hoá Am Tiên, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá lại đón hàng vạn lượt du khách thập phương về dâng hương. Am Tiên - Khu di tích lịch sử - văn hoá nằm trên đỉnh một ngọn núi cao ở phía Nam dãy núi Nưa, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 30km về phía Tây.

Ngọn Nưa nằm trong hệ thống núi cao trùng điệp bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tương truyền xa xưa, đây là nơi tắm của các nàng tiên nhà trời, sau này mỗi lần xung trận, nữ tướng Triệu Thị Trinh thường lấy nước ở giếng để rửa mặt. Dù giếng nước nằm ở trên núi cao thế nhưng hàng trăm năm nay chưa bao giờ vơi cạn.

Bởi vậy, người dân tin rằng nước giếng có thể giúp người trị bệnh nên tìm đến đây để xin nước uống cho khoẻ mạnh, gội đầu, rửa mặt cho thông minh, những gia đình hiếm con thì đến xin nước uống cầu con...

Mặc dù đền nằm trên ngọn núi cao có chiều dài khoảng gần 4km thế nhưng không ngăn nổi bước chân của hàng vạn du khách đến đây để xin nước tiên. Cũng giống như đền Am Tiên, tại Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn động phủ) nằm trên địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), có rất nhiều du khách đến tham quan. 

Phủ có nhiều đền miếu thờ nhiên thần và nhân thần, nhưng nổi bật bao trùm lên tất cả là thờ mẫu: Mẫu Thượng Ngàn, Bà Triệu, công chúa Liễu Hạnh. Trên núi phía sau chùa, tại đền cô Chín, một dòng thác chảy hàng trăm năm nay không nao giờ vơi cạn. Nước suối nơi đây được người dân quen gọi là nước thánh.

Theo dân địa phương, người nào sở hữu và mang về được nguồn nước này thì sẽ gặp may mắn trong cả năm, nguồn nước này có thể chữa khỏi một số bệnh người dân hay gặp. Bởi thế, nhiều du khách đã đến đây chờ hàng tiếng đồng hồ để lấy bằng được nước mang về, có người uống và rửa mặt tại chân núi nơi có nguồn nước chảy xuống.

Nhiều thanh niên còn trèo lên tận đỉnh núi để lấy nguồn nước tinh khiết nhất cầu may mắn bình an cho năm mới. Thực ra không có loại nước gì chữa được bách bệnh hoặc đem lại sự may mắn trong đời sống. Đó là một phong tục mang tính tâm linh nhưng theo tôi không có cơ sở khoa học.

* Ngoài sắt, thép thì nam châm được chế tạo bằng kim loại khác không? Và vì sao chúng chỉ hút sắt chứ không phải kim loại khác?

Phạm Tấn Hưng, Hòa Vang, Đà Nẵng

Nam châm là các vật có khả năng hút và đẩy vật bằng sắt hay thép non (có khi cả với nicken, coban). Trong từ học, nam châm là một vật có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm.

Nam châm là một nguồn từ có hai cực: Bắc và Nam, và một từ trường tạo từ các đường từ (đường sức) đi từ cực Bắc đến cực Nam. Các đường sức từ còn gọi là từ phổ. Các từ phổ này gồm hai dạng: Một là các đường sức từ song song nằm trong lõi dây; hai là các đường cong từ cực Bắc sang cực Nam.

Lực phát sinh từ nam châm gọi là từ lực. Các vật làm từ các kim loại khác không có độ từ cao cho nên không bị hút. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất