| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về bê tông cốt thép

Thứ Tư 16/01/2013 , 10:46 (GMT+7)

Tại sao trong kết cấu bê tông người ta dùng kim loại sắt thép mà không dùng kim loại khác, thưa Giáo sư?

* Tại sao trong kết cấu bê tông người ta dùng kim loại sắt thép mà không dùng kim loại khác, thưa Giáo sư?

Đinh Quang Thanh, Ký Phú, Thái Nguyên

Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép. Sự kết hợp này đem lại nhiều ưu điểm nổi bật cho bê tông cốt thép. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau, do đó tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính..., theo một tỷ lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tông). Trong bê tông, chất kết dính (xi măng, nước, nhựa đường, phụ gia...) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi..., đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay...) khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.

Bê tông bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dưng hiện nay. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép tạo ra các cấu kiện làm các kết cấu chịu lực của các công trình.

 Chúng ta biết rằng: Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt.

Chẳng có kim loại nào có độ cứng với giá thành thích hợp hơn thép khi làm cốt cho bê tông.

* Tại sao các vệ tinh nhân tạo lại chụp ảnh được trái đất từ rất xa?

Cháu Phạm Kim Ngân, học sinh lớp 9 ,THCS Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

Khi chụp ảnh của những vật rất xa và cần có những tấm ảnh rõ nét, người ta thường dùng phương pháp chụp ảnh bằng ống hồng ngoại. Ánh sáng thông thường khi truyền đi xa trong không khí dễ bị các phần tử trong không khí gây ra hiện tượng tán xạ.

Với tia hồng ngoại, vì nó có bước sóng dài nên rất ít bị không khí hoặc những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí (như hơi nước chẳng hạn) tán xạ. Nếu dùng phim bắt nhạy tia hồng ngoại, ta có thể chụp được những bức ảnh của những vật ở rất xa một cách rõ nét và có thể chụp được về ban đêm.

Nếu chụp ảnh bằng phim hồng ngoại về ban ngày, ta phải dùng kính lọc sắc chặn tất cả những ánh sáng nhìn thấy. Chính vì những lý do này mà từ độ cao hàng trăm kilômét những vệ tinh nhân tạo vẫn chụp được ảnh rất rõ bằng tia hồng ngoại. Đối với phim ảnh thông thường, độ nét giảm đi theo khoảng cách vì không khí tán xạ ánh sáng các màu lam, tím... do đó làm mờ cảnh vật ở xa và làm cho tấm ảnh cũng bị mờ.

* Tại sao phần lớn bệnh hói đầu chỉ gặp phải ở nam giới?

Hoàng Minh Thông, Hội An, Quảng Nam

Chúng ta thường thấy nam giới hói đầu và trông họ già hơn so với tuổi thực. Tuy nhiên, không phải có nghĩa là phụ nữ không bao giờ bị hói và khi điều này xảy ra, nó thực sự là một tai họa.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây hói ở cả nam giới và nữ giới đặc trưng bởi sự rụng tóc từng mảng trên da đầu. Triệu chứng này thường là do sự căng thẳng cao độ ảnh hưởng lên hệ thống hormone của cơ thể và đôi khi có thể là phản ứng đối với thuốc.

Hiện tượng rụng tóc có thể xảy ra một cách đột ngột và xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Hóc môn nam Elopecia là nguyên nhân chính gây ra bệnh hói đầu ở nam giới và hiện tượng mỏng tóc xảy ra ở nữ giới tuổi trên 40 với tỷ lệ rất cao (bằng 50% số nam giới). Nó có xu hướng liên quan đến gen và được di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Trong trường hợp này, hiện tượng rụng tóc bị gây ra bởi một chất hóa học được biết đến với cái tên DHT, viết tắt của Dihydrotestosterone, có nguồn gốc từ androgens- một loại hooc môn nam giới (thông qua enzyme 5α-reductase). Bởi vậy, thật dễ hiểu tại sao nam giới lại bị hói đầu nhiều hơn nữ. Ở nữ giới, hiện tượng này chỉ xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.