| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về đường chỉ tay

Thứ Năm 20/02/2014 , 10:48 (GMT+7)

Người ta thường nhìn vào những đường nét trong lòng bàn tay để dự đoán số phận, cuộc đời của mình, điều ấy có đúng không? Việc xét đoán qua vân tay có đáng tin cậy hơn hay không?

* Người ta thường nhìn vào những đường nét trong lòng bàn tay để dự đoán số phận, cuộc đời của mình, điều ấy có đúng không? Việc xét đoán qua vân tay có đáng tin cậy hơn hay không?

Phạm Hồng Tâm , Thuận Châu, Sơn La

Ngày nay có môn khoa học là nghiên cứu tính cách qua đường vân tay. Khoa học về dấu vân tay (Dermatoglyphics) được Francis Galton khởi xướng vào cuối thế kỉ thứ XIX. Từ đó đến nay nó được phát triển mạnh mẽ nhờ một đội ngũ hùng hậu các nhà di truyền học và sinh vật học.

Năm 1880, Henry Fault đưa ra lí luận về số lượng vân tay RC (Ridge Count) để đánh giá mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền. Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì.

Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau. Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người.

Dấu vân tay được sử dụng rộng rãi để nhận dạng cá nhân, để hội chẩn những chứng bệnh do di truyền và phát hiện tiềm năng của con người. Năm 2004, Trung tâm IBMBS (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7.000 luận án về sinh trắc vân tay.

Ngày nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng sinh trắc vân tay đến các lĩnh vực giáo dục, hy vọng sẽ cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập bằng cách xác định các phong cách học tập khác nhau.

Các nhà nghiên cứu khẳng định độ chính xác của sinh trắc vân tay rất cao, đó là khả năng dự báo từ các tính năng của tay. Trên các giấy chứng minh hay khi kiểm tra hộ chiếu vào một số nước người ta căn cứ vào vân tay chứ không quan tâm đến các đường nét trong lòng bàn tay. 

* Xin cho biết ai là người đã phát minh ra giấy? Và quy định cho các khổ giấy A3 và A4 theo tiêu chí nào?

Nguyễn Hồng Nga, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện.

Vào năm 105 sau Công nguyên, ông Thái Luân người Trung Quốc đã phát minh ra cách làm giấy tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ nghiền nhỏ, xeo thành tờ. Vào thế kỷ thứ 7, giấy đã được phổ biến ở Nhật Bản. Vào năm 751, một trận chiến ở Samarcande, người Trung quốc thua trận và bí quyết làm giấy đã lan truyền từ tù binh Trung Quốc đến các nước A rập, rồi đến Andalucia (Tây Ban Nha).

Nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Châu Âu gần Cordoba, sau đó là Seville. Nhà máy đầu tiên ở Ý được xây dựng gần Fabriano khoảng năm 1250. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo.

Giấy làm từ tơ lụa đã được biết đến trước khi Thái Luân phát minh ra giấy chủ yếu làm từ sợi bên trong của vỏ cây dâu tằm. Trước đó cũng đã có giấy làm từ cây gai dầu (Cannabis), còn được gọi là cây cần sa, như năm mẩu giấy được tìm thấy trong những năm từ 1973 đến 1978 đã chứng minh. Các ghi nhận thời gian được so sánh lại cho thấy các mẩu giấy này phải có nguồn gốc từ khoảng năm 140 đến 87 trước Công nguyên.

Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.

Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414. Những khổ giấy và kích cỡ theo quy định quốc tế như sau: A4: 297x210 mm; A3: 297x420 mm; A2: 420x594 mm; A1: 594x841 mm, A0: 1.189x841 mm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm